Thứ tư, 08/01/2025 | 07:46
Ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao.
Hoạt động của ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) liên quan toàn bộ nền kinh tế. Với quy mô mạng lưới quản lý nhà nước trong toàn quốc, việc triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ toàn ngành đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số. Đây là nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chiều ngày 26/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng quản lý và cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại khu vực Tây Nguyên”. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường nhập khẩu và tiêu thụ nhóm hàng thực phẩm lớn nhất trên thế giới, trong khi Việt Nam được đánh giá là có nguồn cung thực phẩm có nhiều lợi thế bởi có nguồn nguyên liệu nguồn gốc từ nông sản trong nước phong phú, khối lượng lớn, giá rẻ. Bên cạnh đó, lao động giá rẻ cũng góp phần giúp các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp, tăng cơ hội cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.
Sự xuất hiện của các công nghệ mới như 5G, IoT, dữ liệu lớn... cũng đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới.
Trong năn 2022, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hưng Yên (Chi cục) đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Trong đó, các hoạt động truyền thông, thanh tra, kiểm tra đã được triển khai đầy đủ và mang lại nhiều kết quả tích cực.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của các nước thành viên RCEP nhìn chung theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ITU, CODEX… tương tự hệ thống TCVN nên tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên. Tuy nhiên, thị trường này cũng tồn tại không ít khó khăn, thách thức buộc chúng ta phải thay đổi để thích ứng.
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm thiết lập khung tiêu chuẩn quốc gia cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tại Nghị quyết 159/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022, Chính phủ đã cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Ngày 29/11/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) đã phối hợp với Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) đồng tổ chức Hội thảo về Tiêu chuẩn số và Chuyển đổi số trong tiêu chuẩn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên.
Chuyên gia cho rằng, cần rà soát, bổ sung quan điểm xây dựng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật theo hướng khuyến khích được sản xuất trong nước, tăng cường đổi mới sáng tạo trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành về chất lượng không khí trong nhà được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí trong nhà - một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá định lượng công trình xanh ở Việt Nam.
Chiến lược được xây dựng dựa trên nguyên tắc thống nhất, đơn giản, hài hòa, tối ưu hóa, tự nguyện và chia sẻ; đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa...
Việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc (TXNG) hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kế hoạch và phương pháp thúc đẩy tiêu thụ năng lượng hiệu quả trong toàn bộ các hoạt động, chuỗi cung ứng, giúp tiết giảm chi phí năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính cũng như những tác động khác của môi trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành khác.
Bộ Xây dựng nhận định, hiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá trong xây dựng của nước ta hiện vẫn chưa đầy đủ, do đó dẫn đến phải sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài.
Khi tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao “sức khỏe”, tạo ra sản phẩm không những đạt chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong xu hướng phát triển bền vững, sử dụng xe điện đã và đang được các nước chú trọng. Tuy nhiên, để xe điện có thể hoạt động hiệu quả thì hệ thống trạm sạc cần phải được đồng bộ với mật độ dày đặc. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho trạm sạc trở thành vấn đề tiên quyết.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đã được sửa đổi
Ngày 13/10/2022, Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam (Cục An toàn thực phẩm) tổ chức Hội thảo “Áp dụng các tiêu chuẩn Codex mới ban hành về An toàn thực phẩm và các văn bản liên quan” tại thành phố Hồ Chí Minh.