Chủ nhật, 22/12/2024 | 08:14
Các địa phương đều đã có kế hoạch trong vấn đề nâng cao năng suất chất lượng, tuy nhiên, tại mỗi địa phương cần có những hoạt động riêng và chính sách đặc thù để khuyến khích, thúc đẩy nâng cao năng suất.
Việc cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo góp phần tăng trưởng GDP của địa phương. Các mô hình về năng suất chất lượng kiểu mẫu sẽ được hình thành trong giai đoạn 2021-2030 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp học hỏi, áp dụng và cải tiến. Các hệ thống quản lý được xem như năng lực bền vững của doanh nghiệp và hiệu suất lao động quyết định việc phát triển và thành tựu của doanh nghiệp.
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên. Do vậy, đây là yếu tố then chốt góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cùng với việc sử dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất thì đổi mới sáng tạo trong sản xuất là một trong những yêu cầu sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, góp phần đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế.
Theo đánh giá, ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp còn chậm. Để giải quyết bài toán tăng giá trị sản xuất, qua đó nâng cao tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp, vấn đề cốt lõi chính là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nguồn: vietq.vn/
Thủ tướng cho rằng chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với chúng ta.
Ứng dụng AI trong các DN đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, từ tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại để tối ưu hóa quy trình sản xuất, đặc biệt trong việc nâng cao năng suất hoạt động của DN.
Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.
Năm 2022, theo kế hoạch, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) hỗ trợ 24 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua xây dựng, áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Chiến lược được xây dựng dựa trên nguyên tắc thống nhất, đơn giản, hài hòa, tối ưu hóa, tự nguyện và chia sẻ; đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa...
Xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.
Hội thảo “Xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ninh” là dịp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.
Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh những giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, nước ta hiện đang bước vào giai đoạn mới của phát triển kinh tế, tập trung vào tăng năng suất, hiệu quả, đòi hỏi phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ngày 15/7/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao Năng suất chất lượng dựa trên đổi mới sáng tạo” tại thành phố Đà Nẵng.
Nhờ các dự án về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp, đã có hàng trăm danh nghiệp Việt Nam đổi mới tư duy, xây dựng mô hình quản lý hiện đại và cải tiến chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững.
Trong quý III/2022, EVNNPT sẽ hoàn thành chuyển đổi số với 3 lĩnh vực quản lý đường dây, trạm biến áp và thí nghiệm, góp phần nâng cao năng suất lao động của gần 5.000 người lao động trực tiếp.