Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 30/04/2024 | 00:19

Thứ ba, 30/04/2024 | 00:19

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:11 ngày 19/06/2023

Công nghệ trám xi măng ống lửng cách xa đáy giếng mỏ Bir Seba, Algieria

Tóm tắt:
Mỏ Bir Seba (BRS) của Công ty điều hành chung Groupement Bir Seba (GBRS) tại Algeria là một trong những dự án nước ngoài trọng điểm của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Dự án đã được triển khai từ năm 2003, hoàn thành giai đoạn phát triển Pha I vào cuối năm 2015, đưa vào khai thác với 16 giếng. Hiện nay, giai đoạn phát triển Pha II khoan bổ sung thêm 39 giếng (đã thi công được 12 giếng) nhằm đưa sản lượng khai thác lên đến 40.000 thùng dầu/ ngày.
Một góc nhà máy xử lý tại mỏ Bir Seba (Ảnh: petrovietnam.petrotimes.vn/)
Đối với các dự án do PVEP điều hành/ tham gia điều hành, việc giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa thiết kế, tận dụng thiết bị sẵn có luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình thi công khoan phát triển Pha I (2011-2015), Pha II (từ 2020 – đến hiện tại) rất nhiều các giải pháp đã được áp dụng bao gồm: tối ưu cấu trúc giếng khoan, tối ưu bộ khoan cụ, áp dụng công nghệ khoan mù cho mất dung dịch tại địa tầng carbonate...
Đối với các giếng khoan thân nhỏ, giếng được thi công khoan công đoạn 6” vào vỉa sản phẩm sau đó chống ống lửng 4 ½” xuống đỉnh vỉa khai thác Hamra Quarzite (top Hamra) và trám xi măng bằng cách sử dụng các nút chặn để đảm bảo an toàn cho vỉa sản phẩm/tầng khai thác. Tuy nhiên việc đặt nút chặn để trám xi măng đã phát sinh nhiều bất cập như vỉa khai thác bị nhiễm bẩn, cần khoan/ ống mềm (coiled tubing) bị kẹt khi triển khai đặt nút chặn...
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu và áp dụng công nghệ trám xi măng ống lửng cách xa đáy giếng sử dụng thiết bị Packer ngoài ống chống (ECP) để xử lý các hạn chế trên, đặc biệt là vấn đề nhiễm bẩn vỉa, đồng thời rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí giếng khoan.
Từ khóa: Dầu khí; Mỏ BRS; Công nghệ; Phức tạp.
Thông tin chi tiết, xem tại đây
Đinh Trọng Huy, Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Quang Hưng, Ngô Lê Hưng, Phạm Ngọc Quang, Phan Tiến Dũng, Thịnh Văn Thành, Phí Phi Cường, Đinh Văn Thùy, Lý Ngọc Long
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
(Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 51 - 5/2023)

lên đầu trang