Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 04/05/2024 | 01:48

Thứ bảy, 04/05/2024 | 01:48

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 15:53 ngày 20/07/2023

Xử lý Nitrit trong nước nuôi trồng thuỷ sản bằng khử hoá quang xúc tác dùng vật liệu khoáng ILmenit FeTiO3 và Nano-Ag/TiO2 dưới ánh sáng LED và ánh sáng mặt trời

TÓM TẮT
Bài báo này đề cập đến việc loại bỏ và chuyển hóa chọn lọc các dạng NH3/NO2/NO3 trong nước ngọt và nước mặn bằng quá trình quang xúc tác trên vật liệu khoáng tự nhiên ilmenite hoàn nguyên Việt nam FeTiO3, Ag/TiO2 và TiO2 anatas (KA 100) với axit citric làm chất khử, thân thiện môi trường. Các mẫu vật liệu quang xúc tác có cấu trúc hạt nano được tổng hợp và đặc trưng bằng các phương pháp XRD, UV-Vis, FTIR, EDX,… Các kết quả cho thấy vật liệu quang xúc tác ilmenite FeTiO3, Ag/TiO2, TiO2đã thể hiện hoạt tính quang khử dưới ánh sáng LED và ánh sáng mặt trời trong chuyển hóa chọn lọc các dạng nitrogen trong môi trường nước ngọt và nước ao nuôi tôm thực tế khi chiếu sáng các ánh sáng có vùng bước sóng khác nhau. Dung lượng khử nitrit NO2đạt 22,5mg/g, nitrat NO3 là 550mg/g dưới ánh sáng mặt trời (có tia UV, cường độ 880µW/cm2); và tương ứng nitrit đạt 10mg/g, nitrat 220mg/g dưới ánh sáng đèn LED (không có UV, cường độ 9400 Lux) trên vật quang xúc tác Ag/TiO2. Đồng thời quá trình quang xúc tác - khử cũng thể hiện hiệu suất ức chế vi khuẩn Coli và coliforms (EC) cao đạt 90% với liều lượng 0,1g/l trong thời gian 24 giờ. Nhìn chung, quá trình khử chọn lọc NH3/NO2/NO3 trong nước bằng quang xúc tác là một công nghệ rất khả thi bất kể độ mặn của nước, đồng thời xử lý hiệu quả vi khuẩn E. Coli/coliforms (EC), đặc biệt ứng dụng trong kiểm soát môi trường nước nuôi trồng thủy hải sản.
Từ khóa: Đèn LED, ánh sáng mặt trời, nitrit, khử hóa quang xúc tác, ilmenit
SEM của mẫu A-Ag/TiO2 ; B-TiO2 và C-Inmenit
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Nguyễn Đình Tuyến, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Quảng An, Nguyễn Quyết Tiến (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Nguyễn Thị Thu An (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Nguyễn Huy Cường, Phan Đức Lễ, Nguyễn Thị Thục Anh, Đinh Văn Thành, Cao Đình Thành, Lê Thị Trang, Nguyễn Đức Dần (Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ứng dụng)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Công nghiệp Hà Nội Tập 59 - Số 3 (6/2023)


lên đầu trang