Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 30/04/2024 | 01:01

Thứ ba, 30/04/2024 | 01:01

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:18 ngày 20/11/2023

So sánh hiệu quả hoạt động của bộ biến đổi tần số có chỉnh lưu tích cực khi sử dụng mạch nghịch lưu hai mức và ba mức

Tóm tắt:
Hiện nay, các bộ biến tần sử dụng chỉnh lưu không điều khiển kết hợp với mạch nghịch lưu hai mức được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên, chỉnh lưu không điều khiển sử dụng diode tạo ra sóng hài rất lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng lưới điện và chỉ truyền công suất một chiều từ nguồn tới tải thông qua biến tần. Khi xảy ra hiện tượng hãm tái sinh, động cơ trở thành máy phát sẽ truyền năng lượng từ tải về mạch trung gian của biến tần và năng lượng này được tiêu tán trên điện trở xả. Hơn nữa, mạch nghịch lưu hai mức của biến tần sẽ gây ra nhiều sóng hài và đòi hỏi kích thước lớn của các bộ lọc ở đầu ra và làm giảm hiệu suất làm việc. Với biến tần sử dụng chỉnh lưu tích cực sẽ đảm bảo điều chỉnh công suất trao đổi theo hai chiều, giảm sóng hài ở nguồn cung cấp, điều khiển được điện áp một chiều ở đầu ra, đồng thời kết hợp với nghịch lưu đa mức trong biến tần sẽ làm giảm được sóng hài ở đầu ra kết nối với phụ tải. Điều này làm giảm kích thước bộ lọc ở đầu ra và tăng tuổi thọ làm việc của phụ tải. Bài báo so sánh hiệu quả của bộ biến tần sử dụng chỉnh lưu tích cực kết hợp với nghịch lưu ba mức với bộ biến tần sử dụng chỉnh lưu điều khiển và nghịch lưu hai mức. Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng bằng phần mềm Matlab & Simulink.
Mô hình mô phỏng mạch nghịch lưu ba mức NPC kết hợp với bộ chỉnh lưu tích cực DPC
Từ khóa: Chỉnh lưu không điều khiển; chỉnh lưu tích cực; Matlab & Simulink; nghịch lưu ba mức; nghịch lưu hai mức; nghịch lưu 3 pha.
Xem chi tiết: tại đây
TS. Lê Văn Tùng, ThS. Phạm Hữu Chiến, ThS. Bùi Thị Thêm Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Nguồn: Bản tin Cơ khí Năng lượng - Mỏ (Số36)
lên đầu trang