Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 02/05/2024 | 14:05

Thứ năm, 02/05/2024 | 14:05

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 15:55 ngày 03/01/2024

Ngành Công Thương Thủ đô tăng cường hiệu quả quản lý ATTP trong năm 2024

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 319/KH-UBND về công tác an toàn thực phẩm năm 2024.
Kế hoạch được ban hành nhằm nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng ATTP; Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về ATTP của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về ATTP. Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường Thành phố. Đồng thời, xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, dự án, đề án, mô hình điểm về ATTP. - Khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố.
Phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Ảnh minh hoạ - VCEA)
Để hoàn thành những mục tiêu kể trên, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở, ban ngành, trong đó riêng đối với Sở Công Thương cần thực hiện các hoạt động quản lý ATTP thuộc lĩnh vực ngành Công Thương theo phân công, phân cấp. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã duy trì phát triển, xây dựng và triển khai chương trình, dự án, đề án về ATTP thuộc lĩnh vực quản lý.
Thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm, tiếp nhận bản cam kết bảo đảm ATTP, tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng có xác nhận của cơ sở theo phân công, phân cấp. 
Sở Công Thương Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về ATTP đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP và kịp thời xử lý các thông tin phản ánh mất ATTP.
Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cơ quan báo chí và các hội đoàn thể trong Ban Chỉ đạo ATTP Thành phố đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật về ATTP, đưa tin bài ảnh phóng sự về thực trạng ATTP trên địa bàn; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý ATTP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý. 
Ngoài ra, ngành Công Thương thủ đô cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm an toàn, có nhãn hiệu, thương hiệu, kết nối sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm đảm bảo an toàn, ứng dụng công nghệ cao truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đặc sản vùng miền vào hệ thống phân phối của Hà Nội phục vụ người tiêu dùng Thủ đô” (cụ thể: tổ chức Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2024 (dự kiến gồm 150 gian hàng và các khu vực trưng bày), Hội chợ tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn năm 2024 (dự kiến gồm 150 gian hàng và các khu vực trưng bày), Lễ hội ATTP Tết Trung thu năm 2024 (dự kiến 80-100 gian hàng); tổ chức Hội nghị, Hội chợ kết nối cung cầu, trưng bày sản phẩm; tổ chức đoàn cán bộ, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đi khảo sát, kết nối nông sản, thực phẩm và trao đổi kinh nghiệm về ATTP với các tỉnh, thành phố; tổ chức các tuần hàng trái cây, nông sản).  
Xem chi tiết Kế hoạch: Tại đây
Minh Khuê

lên đầu trang