Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 02/05/2024 | 13:18

Thứ năm, 02/05/2024 | 13:18

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 14:07 ngày 15/01/2024

Nghiên cứu khả năng cải tạo động cơ quạt cục bộ YBT-52-2 thành động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp

TÓM TẮT
Trong công nghiệp khai thác mỏ than hầm lò có rất nhiều phụ tải điện sử dụng động cơ điện dị bộ rotor lồng sóc làm động cơ lai như quạt cục bộ, bơm nước, băng tải,... Các động cơ loại này thường được nhập từ các nước Nga, Trung quốc, Ba Lan,… và hiện nay được chế tạo ở trong nước. Các động cơ này được chế tạo theo Tiêu chuẩn và có hiệu suất nằm trong dãy IE1, tức là có hiệu suất cỡ 70% trở lên. Do đó, nhu cầu sản xuất loại động cơ thay thế khác có hiệu suất cao hơn càng trở nên cấp bách.Trên thế giới, người ta đã ứng dụng vật liệu mật độ từ cảm cao và nam châm vĩnh cửu (NCVC) để chế tạo động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp (LSPMSM) từ lưới tiết kiệm điện và hiệu suất cao nằm trong dãy hiệu suất IE2 và IE3 với dải công suất từ vài W đến hàng trăm kW. Trong nội dung bài báo, nhóm tác giả đưa ra kết quả đánh giá so sánh giữa 2 động cơ LSPMSM và KĐB 11kW quạt cục bộ YBT-52-2 có cùng thông số thiết kế từ đó đưa ra cái nhìn khách quan cho người đọc.
Từ khóa: Động cơ không đồng bộ, động cơ, động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp, phần mềm Ansys Maxwell, quạt thông gió phòng nổ.  
Cấu trúc của động cơ LSPMSM 3 pha 4 cực
Xem chi tiết: Tại đây
Trần Hữu Phúc (Trường Đại học Công nghệ Đông Á)
Trần Thanh Tuyền (Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh)
Trần Hữu Nam (Công ty TNHHMTV Phan Quang Quảng Ninh)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ QUI, tập 01, số 02 - 2023


lên đầu trang