Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 04:03

Thứ hai, 29/04/2024 | 04:03

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:37 ngày 28/02/2024

Lai Châu: Chủ động tẩy chay các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Năm 2023, nhờ nỗ lực thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm (ATTP), ý thức, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm và người dân đã có những chuyển biến tích cực. Một trong số đó là việc chủ động lựa chọn, bảo quản thực phẩm, cũng như tẩy chay các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người dân. 
Năm 2023, công tác thông tin, giáo dục truyền thông đã được các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường quan tâm thực hiện, kịp thời phản ánh các vấn đề liên quan đến ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, phường tổ chức, triển khai truyên truyền về Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định về ATTP theo từng lĩnh vực…
Các nội dung tuyên tuyền được thực hiện đa dạng thông qua các hình thức như: tuyền thông trực tiếp lồng ghép tại các buổi họp tổ dân phố, bản; truyền thông gián tiếp trên loa phát thanh của xã, phường,...  Tính đến cuối năm 2023, tỉnh Lai Châu đã tổ chức truyền thông trực tiếp tai cộng đồng được 18 buổi với 467 lượt người tham gia, phát thanh trên loa xã, phường: 123 lượt. 
Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP trong năm 2023 (Ảnh: VFA)
Nhờ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng trong việc lựa chọn, bảo quản thực phẩm, biết chủ động tẩy chay các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người dân.
Kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm
Cũng trong năm 2023, hoạt động kiểm tra, giám sát về bảo đảm ATTP đã được tăng cường, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra theo ngành, lĩnh vực và theo phân cấp, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các cơ quan, đơn vị: Trung tâm Y tế, phòng Kinh tế, Quản lý thị trường, Công an thành phố và UBND xã, phường đã phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; việc xử lý vi phạm được thực hiện kiên quyết, đã tiến hành xử phạt hành chính đối với một số cơ sở vi phạm về ATTP. 
Ngành Công Thương tỉnh Lai Châu quản lý 290 cơ sở (trong đó cơ sở sản xuất, chế biến là 53 cơ sở; kinh doanh thực phẩm, giải khát là 237 cơ sở): trong đó kiểm tra, giám sát 187 lượt cơ sở và hướng dẫn 165 đơn vị sản xuất, kinh doanh tự xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương quản lý.
Nhìn chung, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố Lai Châu đã được triển khai thường xuyên và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh và của Thành ủy, UBND thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn trong triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. -Các Ban chỉ đạo từ thành phố đến xã, phường đã chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật ATTP tới cộng động dân cư trên địa bàn, đồng thời cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia phối hợp các đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện đúng nội dung được phân công, đảm bảo được nguyên tắc trong công tác kiểm tra, giám sát. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cơ bản chấp hành các quy định, điều kiện bảo đảm về ATTP theo quy định. 
Năm 2023, hoạt động kiểm tra, giám sát về bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Lai Châu được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm (Ảnh: VFA)
8 Nhiệm vụ trọng tâm
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP tình Lai Châu vẫn tồn tại một số khó khăn đến từ nguồn kinh phí hạn chế; một số cơ sở thực phẩm chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm; công tác xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra đối với các cở sở vi phạm có lúc, có thời điểm chưa chặt chẽ, chưa có tính răn đe chủ yếu là nhắc nhở, đặc biệt là các đoàn kiểm tra của xã, phường, … . Do đó, để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được và giải quyết những khó khăn, tồn tại trong năm 2023, tỉnh Lai Châu xác định 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, bao gồm: 
Thứ nhất, tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố. 
Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo đảm ATTP. Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo các cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn. 
Thứ ba, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong triển khai, thực hiện công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Làm tốt, phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc tham mưu các hoạt động triển khai bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố.
Thứ tư, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường sự phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP đối với các cơ sở thực phẩm, việc thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy đinh tại các cơ sở nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể. Giám sát chặt chẽ các hoạt động bảo đảm ATTP, đặc biệt là các khâu trong nuôi, trồng nông, lâm, thủy sản nhất là đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. 
Thứ năm, tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo đảm ATTP trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là thực hiện có hiệu quả các nội dung về tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trong tổ chức các bữa ăn tập trung đông người, tại các lễ hội, hội thi, các bếp ăn tập thể quy mô lớn và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng. 
Thứ sáu, thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp bảo đảm ATTP với Mặt trận tổ quốc và các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị,… trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát về ATTP, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP. 
Thứ bảy, thực hiện chặt chẽ việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đảm bảo 100% các cơ sở kinh doanh thuộc diện phải cấp giấy đang hoạt động đều có giấy chứng nhận và rà soát, giám sát việc thực hiện chấp hành các quy định, điều kiện về ATTP sau cấp giấy. 
Thứ tám, nắm chắc quy trình xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, triển khai ứng phó kịp thời các tình huống nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm, điều tra xử lý kịp thời, nhanh chóng khắc phục và hạn chế hậu quả do ngộ độc thực phẩm xảy ra (nếu có).
Xem chi tiết: tại đây
Minh Khuê
lên đầu trang