Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:38

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:38

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 10:01 ngày 06/03/2024

Phân hủy các hợp chất chống cháy cơ phốt pho bởi tổ hợp các chủng vi khuẩn phân lập từ sông Tô Lịch, Hà Nội

Tóm tắt:
Hợp chất chống cháy cơ phốt pho (OPFRs) bị phân hủy bởi tổ hợp 10 chủng vi khuẩn được phân lập từ sông Tô Lịch, Hà Nội bị ô nhiễm các OPFRs. Tổ hợp vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường A-Cl có bổ sung riêng lẻ các hợp chất thuộc OPFRs (nồng độ 10 mg/l) cho kết quả mật độ quang ở bước sóng 600 nm nằm trong khoảng 1-1,5. Tổ hợp 10 chủng vi khuẩn này có khả năng phân hủy tris(2-ethylhexyl) phosphate (TEHP) đạt hiệu suất 98,5 và 100% sau 2 và 3 ngày nuôi. Triethyl phosphate (TEP) cũng bị phân hủy 76,1 và 100% sau 2 và 5 ngày nuôi cấy. Hiệu suất phân hủy trimethyl phosphate (TMP), tris(2-chloroethyl) phosphate (TCEP), tris(1,3-dichloro-2-propyl) phosphate (TCDPP) và tributoxy ethyl phosphate (TBEP) đạt 97-100% sau 4 ngày nuôi. Trong thí nghiệm bổ sung hỗn hợp 7 chất thuộc OPFRs có nồng độ 10 mg/l mỗi hợp chất, chỉ có TEHP bị phân hủy hoàn toàn sau 6 ngày nuôi. Hiệu suất phân hủy của các OPFRs khác tăng lên từ 93,2 đến 100% sau 6 ngày nuôi. So sánh tốc độ phân hủy các hợp chất thuộc OPFRs ở cả 2 thí nghiệm, kết quả thể hiện mẫu nuôi cấy có bổ sung từng hợp chất riêng lẻ cho tốc độ phân hủy xảy ra nhanh hơn so với khi bổ sung hỗn hợp các OPFRs.
Từ khóa: các hợp chất chống cháy cơ phốt pho (OPFRs), phân hủy, tributoxy ethyl phosphate, triethyl phosphate, tris(1,3-dichloro-2-propyl) phosphate, tris(2-chloroethyl) phosphate, tris(2-ethylhexyl) phosphate
Sông Tô Lịch, Hà Nội (Ảnh: dangcongsan.vn)
Xem chi tiết: tại đây
Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Thu Lan, Phạm Thị Phương, Trần Thị Thu Hiền, Đào Hải Yến (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 1 tháng 1 năm 2024
lên đầu trang