Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:10

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:10

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 09:25 ngày 11/03/2024

Đặc điểm của các nodule sắt-mangan chứa niken, coban trong sa khoáng cromit khu vực Cổ Định, Thanh Hóa

Tóm tắt
Đi cùng với các thân quặng cromit, từ rất sớm, các nhà địa chất đã ghi nhận sự có mặt của coban (Co) và niken (Ni), với dự báo đến trên 3 triệu tấn Ni và trên 260 nghìn tấn Co kim loại. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa xác định được sự phân bố, dạng tồn tại của Ni và Co trong các thân quặng cromit. Bằng các phương pháp nghiên cứu có tính hệ thống với đối tượng là bùn thải trong các khu mỏ cromit, đối sánh với các nodule mangan (Mn) đáy đại dương, các tác giả đã phát hiện sự có mặt của các hạt nodule sắt-mangan (nodule Fe-Mn) trong bùn thải dạng hạt và thân quặng cromit nguyên khai. Các khoáng vật hydroxit Mn và Fe, trong đó có todorokit, là môi trường hấp phụ Ni, Co trong quá trình thành tạo và là môi trường chứa Ni, Co của vùng mỏ cromit sa khoáng Cổ Định. Việc xác định được dạng tồn tại và phân bố của Ni, Co trong các mỏ sa khoáng cromit có ý nghĩa khoa học và thực tiễn giúp định hướng công tác lấy mẫu thăm dò địa chất, gia công mẫu, tính toán tài nguyên trữ lượng, công nghệ tuyển và thu hồi kim loại Co, Ni.
Từ khóa: coban, Cổ Định, goethit, niken, nodule Fe-Mn, todorokit
Coban là kim loại được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghệ hiện đại và tương lai. (Ảnh: cafebiz)
Xem chi tiết: tại đây
Lê Tiến Dũng1, Trần Văn Đức2, Nguyễn Hữu Trọng3, Nguyễn Khắc Giảng1, Tô Xuân Bản3, Nguyễn Thị Ly Ly4
1Trung tâm Triển khai Công nghệ Khoáng chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2Trung tâm Hỗ trợ Chuyển giao Công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
3Trường Đại học Mỏ - Địa chất
4Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam T.65 S.11 (2003)
lên đầu trang