Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 08:26

Thứ hai, 29/04/2024 | 08:26

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:19 ngày 12/03/2024

Tính chất quang của vật liệu Sr2TiO4 pha tạp ion Eu3+ chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn

Tóm tắt
Bột huỳnh quang Sr2TiO4 pha tạp ion Eu3+ đã được tổng hợp bằng phương pháp phản ứng xảy ra ở pha rắn với nhiệt độ nung thiêu kết ở 1200oC trong không khí với nồng độ pha tạp 1-6%. Vật liệu thu được có cấu trúc perovskite thuộc nhóm không gian I4/mmm và nồng độ pha tạp ion Eu3+ không làm thay đổi cấu trúc của vật liệu. Nhóm không gian đặc trưng này của vật liệu cũng được khảo sát thông qua phổ tán xạ Raman với các đỉnh đặc trưng ở các vị trí 145, 240, 448 và 699 cm-1, tương ứng các mode dao động với các trạng thái 2A1g + 2Eg đặc trưng của vật liệu Sr2TiO4. Kết quả cho thấy, vật liệu hấp thụ mạnh trong vùng tử ngoại và ánh sáng xanh với các đỉnh đặc trưng của mạng nền Sr2TiO4 và ion Eu3+, cho phát xạ mạnh trong vùng ánh sáng đỏ với các đỉnh phát xạ đặc trưng của ion Eu3+ trong mạng nền khi dịch chuyển từ trạng thái kích thích 5D0 về trạng thái 7Fj (j = 0, 1, 2, 3…). Hiện tượng dập tắt huỳnh quang cũng được quan sát thấy ở nồng độ pha tạp 4% ion Eu3+. Vật liệu chế tạo được phù hợp cho các ứng dụng phủ trên chip LED nUV-LED.
Từ khóa: perovskite, Sr2TiO4 pha tạp Eu, vật liệu huỳnh quang pha tạp Eu
Giản đồ nhiễu xạ ti X của mẫu Sr2TiO4 pha tạp 1% (A) va 1-6% Eu (B) nung ở 1200oC
Xem chi tiết: tại đây
Chu Việt Hà1, Chu Thị Anh Xuân2, Lô Thị Huế2, Bùi Minh Quý2, Khiếu Thị Tâm2, Nguyễn Phương Thảo3, Hồ Kim Dân4, 5, Lê Tiến Hà2
1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
2Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
3Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
4Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Văn Lang
5Khoa Công nghệ Ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam


lên đầu trang