Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/07/2024 | 10:05

Thứ bảy, 27/07/2024 | 10:05

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:16 ngày 14/05/2024

So sánh phương pháp Topsis và DFA trong tối ưu hoá quá trình phay thành mỏng vật liệu nhôm 6061

TÓM TẮT:
Bài báo này trình bày về ứng dụng phương pháp TOPSIS trong việc giải bài toán tối ưu hoá đa mục tiêu khi phay tinh thành mỏng vật liệu nhôm 6061. Các tham số công nghệ của quá trình phay bao gồm vận tốc cắt (Vc), lượng tiến dao răng (fz) và chiều rộng lát cắt (ar) đã được nghiên cứu để đưa ra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến các tiêu chí chất lượng của sản phẩm bao gồm độ nhám bề mặt Ra, sai lệch độ phẳng FD và năng suất bóc tách vật liệu MRR. Trong nghiên cứu này, phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu TOPSIS được sử dụng để lựa chọn bộ tham số công nghệ phù hợp nhằm mục đích tối ưu hóa các giá trị Ra, FD và MRR đồng thời. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với TOPSIS cho thấy giá trị độ nhám Ra, độ không phẳng FD và năng suất bóc tách vật liệu MRR đạt giá trị tối ưu là 0,345µm; 0,131mm và 25796,18 (cm3 /ph) tương ứng là vận tốc cắt 150m/ph; lượng chạy dao răng 0,06 (mm/răng) và chiều sâu cắt 1,2 (mm). Kết quả tối ưu hóa bằng phương pháp TOPSIS cũng được so sánh với phương pháp tiếp cận hàm số mong muốn DFA để đánh giá ưu, nhược điểm và khả năng ứng dụng của các phương pháp này trong nghiên cứu cũng như trong thực tế sản xuất. Theo đó, kết quả tối ưu hóa với DFA dự đoán giá trị độ nhám Ra giảm 57% còn 0,145µm, độ không phẳng giảm khoảng 154% vềcòn 0,07mm, tuy nhiên năng suất gia công cũng giảm 23%.
Từ khóa: TOPSIS, thành mỏng, tối ưu hóa đa mục tiêu, gia công phay, DFA, hàm số mong muốn.
Xem chi tiết: tại đây
Nguyễn Văn Quê, Hoàng Tiến Dũng, Phạm Thị Thiều Thoa, Lê Ngọc Duy, Nguyễn Văn Cảnh (Đại học Công nghiệp Hà Nội)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Công nghiệp Hà Nội (Tập 59 - Số 5)

lên đầu trang