Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 06/07/2024 | 05:26

Thứ bảy, 06/07/2024 | 05:26

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 14:05 ngày 11/06/2024

Nghiên cứu chế tạo than sinh học từ phế phẩm vỏ cam ứng dụng làm chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp dầu diesel sinh học

Tóm tắt.
Trong nghiên cứu, phế phẩm vỏ cam được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 4500C,thời gian 60 phút để chế tạo than sinh học, ký hiệu là mẫu BCO. Sau đó, BCO được tẩm lần lượt với dung dịch KOH và K2CO3 nồng độ 2M thu được chất xúc tác, ký hiệu là mẫu BCO-K. Các đặc tính cấu trúc và thành phần của BCO và BCO-K được xác định lần lượt bằng phương pháp phân tích hiện đại như là nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), kính hiển vi điện tử quét (SEM), hấp phụ Bruner-Emmett-Teller (BET). Các kết quả phân tích đã chỉ ra rằng BCO-K có hoạt tính xúc tác cao hơn BCO. Do đó, BCO-K được sử dụng làm chất xúc tác cho phản ứng tổng hợp sản phẩm diesel sinh học. Kết quả đo đạc các chỉ tiêu của diesel sinh học trong nghiên cứu này phù hợp với tiêu chuẩn diesel sinh học thương phẩm ASTM-D6751 và dầu diesel khoáng TCVN 5689: 2005. Hơn nữa, tính toán kết quả hiệu suất của phản ứng thu được là 72,50 %. Những kết quả này cho thấy rằng chất xúc tác được nghiên cứu từ phế phẩm vỏ cam là một minh chứng tiềm năng đến quá trình tổng hợp sản phẩm diesel sinh học thay thế cho dầu diesel khoáng trong công nghiệp tương lai.
Từ khóa: phế phẩm vỏ cam, than sinh học, chất xúc tác, dầu diesel sinh học
Hình ảnh mẫu sản phẩm biodiesel được tổng hợp
Xem chi tiết: tại đây
Đỗ Quý Diễm, Bùi Duy Tuyên, Nguyễn Văn Sơn, Võ Thành Công (Khoa Công nghệ Hoá học, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ IUH số 65 năm 2023
lên đầu trang