Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 27/06/2024 | 00:18

Thứ năm, 27/06/2024 | 00:18

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 09:40 ngày 18/06/2024

Tối ưu một số thông số của đá mài và chế độ cắt khi mài hớt lưng răng dao phay bánh răng côn cong theo chỉ tiêu nhám bề mặt

TÓM TẮT:
Nhám bề mặt là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng bề mặt chi tiết sau khi gia công, đặc biệt nhám bề mặt hớt lưng Acsimet ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lưỡi cắt, tính cắt của răng dao dụng cụ cắt và chất lượng sườn răng của bánh răng côn cong hệ Gleason sau khi gia công.
Việc tối ưu hóa, lựa chọn đá mài Hải Dương, thông số độ hạt đá mài (G = 80; 100; 120), độ cứng đá mài (Hđ) gồm ba mức MV1, MV2, TB1; Vận tốc đá mài Vđ = 16m/s, 20m/s, 24m/s và bước tiến S = 2,08m/ph; 3,12m/ph; 4,16m/ph là giải pháp đảm bảo hài hòa giữa các thông số đầu vào (G, Hđ, Vđ, S), đáp ứng yêu cầu chất lượng bề mặt acsimet theo chỉ tiêu nhám bề mặt hớt lưng của răng dao sau khi gia công.
Sử dụng phương pháp Taguchi xây dựng ma trận thực nghiệm L27, kết quả tính toán được bộ thông số tối ưu G = 120, Vđ = 24m/s, S = 2,08m/ph và Hđ = MV1 với giá trị nhám tối ưu Ra = 0,188µm; Thực nghiệm kiểm chứng với các giá trị thông số đầu vào tối ưu, kết quả Ra = 0,197µm, sai số giữa kết quả tính toán và kết quả thực nghiệm kiểm chứng là 4,56%.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cho phép lựa chọn bộ thông số tối ưu G = 120, Vđ = 24m/s, S = 2,08m/ph và Hđ = MV1 để gia công mặt hớt lưng acsimet răng dao phay bánh răng côn cong hệ Gleason đảm bảo yêu cầu nhám bề mặt và độ tin cậy.
Từ khóa: Mài hớt lưng, mặt cong Acsimet, Taguchi, ANOVA, tối ưu hóa.
Hình ảnh máy gia công hớt lưng 1Б811
Xem chi tiết: tại đây
Nguyễn Đức Kiên, Phạm Văn Đông, Trần Vệ Quốc (Đại học Công nghiệp Hà Nội)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ tập 59, số 01 (2/2023)
lên đầu trang