Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 08/09/2024 | 07:27

Chủ nhật, 08/09/2024 | 07:27

Tin KHCN

Cập nhật lúc 13:22 ngày 08/07/2024

Điện Biên: Phân cấp quản lý ATTP lĩnh vực Công Thương

UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo đó, Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công thương đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị khác có liên quan. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý; xử lý vi phạm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm; thực hiện thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: dienbien.dms.gov.vn)
Ngoài ra, Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở dù điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo phân cấp. 
Thực hiện tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh theo quy định. Kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi cho phù hợp.
Bên cạnh sự quản lý của ngành Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng cần bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên địa bản.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát về an toàn thực phẩm theo quy định; phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trên địa bản; xử lý vi phạm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm; thực hiện thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định.
Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp tình hình công tác quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương thuộc đối tượng quản lý gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.
Xem chi tiết: tại đây
Minh Khuê
lên đầu trang