Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 05/05/2024 | 07:39

Chủ nhật, 05/05/2024 | 07:39

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 13:29 ngày 08/07/2020

Thực trạng khai thác, chế biến Thiếc tại Việt Nam và một số kiến nghị

Mở đầu:
Thiếc là một trong những kim loại màu được sử dụng rất sớm trên thế giới. Từ khoảng sáu ngàn năm trước Công nguyên, thiếc đă bắt đầu được sản xuất và sử dụng ở các nước phương Đông dưới dạng hợp kim đồng thanh để làm đồ thờ cúng, vũ khí và trang trí. Việc sử dụng thiếc với quy mô công nghiệp bắt đầu từ khoảng giữa thế kỷ XIV, trong thời kỳ này thiếc dùng để chế tạo dụng cụ gia đình và sản xuất sắt tráng thiếc.
 Ngày nay thiếc được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp với tỷ lệ  phân bố như sau:
            - Mạ thiếc:                         32 ¸ 40 %
            - Công nghiệp điện tử:       25 ¸ 31 %
            - Sản xuất hợp kim:           25 ¸ 30 %
            - Sản xuất hoá chất:            5 ¸ 12 %
Nguồn nguyên liệu để luyện thiếc là quặng thiếc và phế liệu, trong đó quặng thiếc là nguồn nguyên liệu chính. Trong các khoáng vật chứa thiếc thì caxiterit (SnO2) là khoáng vật có giá trị hơn cả. Do điều kiện sinh thành và khai thác khác nhau, quặng thiếc caxiterit được chia thành hai loại: quặng thiếc gốc và quặng thiếc sa khoáng.
Quặng thiếc nguyên khai rất nghèo nên phải tiến hành tuyển qua các khâu như­: tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện… thu đư­ợc quặng tinh có hàm lượng từ 40¸70% Sn. Quặng tinh để luyện thiếc thô tốt nhất nên có hàm lượng ³65 % Sn.
Xem toàn bộ bài viết tại đây
ThS. Bùi Xuân Bảng
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim


lên đầu trang