Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 02:20

Thứ tư, 15/05/2024 | 02:20

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 17:09 ngày 04/09/2020

Sử dụng máy liên hợp phân ly và tách rác thế hệ mới SCIS-N làm sàng thô cấp 2 trong hệ thống xử lý bột giấy tái chế từ OCC

Trong công nghệ xử lý bột giấy tái chế từ thùng hộp carton cũ (OCC), thì việc làm sao để tách được hết tạp chất trong nguyên liệu và giảm thất thoát bột qua rác thải là điều được các nhà doanh nghiệp sản xuất giấy quan tâm nhiều nhất.
Trong thành phần của giấy OCC thì trong một tấm giấy OCC thường có khoảng 60 ÷ 65% hàm lượng bột sớ ngắn (short fiber) và khoảng 35 ÷ 40% là bột sớ dài (long fiber) và tạp chất.
Về cấu trúc sơ đồ công nghệ của hệ thống thiết bị xử lý thì trên thế giới các nhà chế tạo và thiết kế công nghệ đều chia làm 3 công đoạn xử lý chính:
Giai đoạn 1: Đánh tơi nguyên liệu và tách loại tạp chất kích cỡ lớn tại máy nghiền thủy lực (hydra pulper) hoặc máy nghiền tang trống (drum pulper).
Giai đoạn 2: Đánh tơi sàng lọc thô và tách loại tạp chất kích cỡ vừa (Coarse screen).
Giai đoạn 3: Xử lý tinh và tách loại tạp chất kích cỡ nhỏ.
Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ nói về giai đoạn 2 của quy trình xử lý. Giai đoạn 2 là công đoạn rất quan trọng, nó giúp cho giai đoạn 3 hiệu quả tốt hơn và đồng thời lượng bột thất thoát qua quá trình xử lý ít hơn. Đối với các dây chuyền xử lý OCC, công suất từ 100 ÷ 500 tấn/ ngày thì ở giai đoạn 2 thường có cấu trúc sơ đồ công nghệ gồm 2 sàng thô:
+ Sàng thô cấp 1, sử dụng sàng áp lực – xử lý bột sớ ngắn (xử lý khoảng 60÷65% tổng lượng bột bơm vào).
+ Sàng thô cấp 2: xử lý lại lượng thải ra từ đầu reject của sàng thô cấp 1 (khoảng 35% tổng lượng bột bơm vào công đoạn xử lý thô).
Chính vì vậy sàng thô cấp 2 là sàng làm việc “nặng nhọc”. Nó phải xử lý một lượng lớn bột dai chưa tan lẫn tạp chất và rác. Làm cho bột dai được đánh tơi và thu hồi qua sàng thô cấp 2 để phối chế với lượng bột sớ ngắn từ sàng thô cấp 1, đảm bảo hàm lượng xơ sợi, đảm bảo các tính chất cơ lý của tờ giấy mới. Đồng thời tách thải ra ngoài các loại tạp chất nhẹ gồm rác, xốp…. và tạp chất nặng qua bẫy tạp vật xả định kì.
Đối với sàng thô cấp 2 SCIS-N thế hệ mới do Công ty Duc Toan Machinery JSC thiết kế và chế tạo có hai yếu tố hàng đầu:
+ Hiệu quả vận hành của thiết bị.
+ Độ bền vận hành của các phụ tùng chính của máy.
Sau 3 năm đưa sản phẩm này ra thị trường và được các doanh nghiệp đón nhận và sử dụng có hiệu quả, các kỹ sư của Công ty Duc Toan Machinery JSC vẫn tiếp tục nghiên cứu nhằm cải thiện hơn nữa các tính năng sản phẩm của công ty.
+ Các vật liệu mới chịu mài mòn được sử dụng, theo dõi và đánh giá qua quá trình vận hành.
+ Các phản ánh, phản hồi của quý khách hàng đều được công ty phân tích tỉ mỉ.
Và cuối cùng Công ty Duc Toan Machinery JSC đã đưa ra các quyết định để hoàn thiện cho thế hệ mới của máy SCIS-N. Cụ thể:
- Mặt sàng ở khoang phân ly của SCIS-N sử dụng vật liệu inox 316, các dao tĩnh trên mặt sàng đều phủ hợp kim chrome carbide cao, chịu mài mòn tốt. Mặt sàng sau khi gia công hoàn chỉnh được mạ crome cứng bề mặt làm việc với độ dày > 100 micromet.
- Mâm dao phân ly sử dụng nền mâm dao bằng thép không rỉ 304. Bề mặt làm việc của các cánh dao đều phủ hợp kim chrome carbide dày chịu mài mòn và cứng.
- Đặt biệt khâu phân áp giữa khoang phân ly và khoang thải rác sử dụng dao gạt bằng inox 316 phủ hợp kim chrome carbide cứng, chịu mài mòn cùng với thiết kế 
Mặt sàng phân ly và mâm dao SCIS
Tất cả những điều này tạo nên sự hoàn hảo cho máy SCIS-N để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó trong khâu xử lý. Đảm bảo:
+ Thu hồi hết bột sớ dài, bột dai, thải tạp chất sạch, giảm thất thoát bột.
+ Vận hành bền bỉ, thay thế phụ tùng dễ.
Hiện tại Công ty Duc Toan Machinery JSC đang thiết kế, chế tạo các dòng máy SCIS-N với các model máy như sau:
*) SCIS700N-55kW – cho hệ thống xử lý 30÷70 tấn/ngày.
*) SCIS800N-75 kW – cho hệ thống xử lý 80÷100 tấn/ngày.
*) SCIS1000N-90 ÷ 110 kW – cho hệ thống xử lý 150÷200 tấn/ngày.
*) SCIS1250N-132 ÷ 160 kW – cho hệ thống xử lý 250÷500 tấn/ngày.
KS. Trần Quang Trị
Công ty cổ phần Đức Toàn
[Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy, số 4 năm 2020]
lên đầu trang