Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 17/05/2024 | 16:19

Thứ sáu, 17/05/2024 | 16:19

Tin KHCN

Cập nhật lúc 20:55 ngày 25/10/2020

Chủ động hiểu rõ về phòng vệ thương mại

Khi tham gia môi trường kinh doanh rộng hơn, khắc nghiệt hơn như Hiệp định EVFTA thì các doanh nghiệp Việt càng cần tìm hiểu rõ phòng vệ thương mại để có biện pháp tự bảo vệ.
Hiện Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều về các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong Hiệp định EVFTA. Theo đó, khi hoàn thiện, Thông tư này sẽ hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp để thực thi EVFTA.
Thông tư được kỳ vọng sẽ trở thành lá chắn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi đất nước hội nhập, tránh trường hợp vì không hiểu luật mà phải chịu thua thiệt ngay trên sân nhà.
Chủ động hiểu rõ về phòng vệ thương mại
Sự thiệt hại gần đây nhất là của ngành mía đường. Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong khối ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, như 7 tháng đầu năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Vì thế, Bộ Công thương đã quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước cho rằng rất có khả năng một số doanh nghiệp nhập khẩu đường thô từ Thái Lan về Lào và Campuchia để tinh luyện, từ đó xuất khẩu sang Việt Nam nhằm lẩn tránh PVTM. Do đó, khi tham gia môi trường kinh doanh rộng hơn, khắc nghiệt hơn như EVFTA thì các doanh nghiệp Việt càng cần được bảo vệ và bản thân doanh nghiệp cần có biện pháp tự bảo vệ.
Thực tế, các cơ chế tiến hành PVTM theo EVFTA đã có, nhưng vấn đề là các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có chủ động nắm bắt và hiểu rõ quy định để áp dụng hay không? Thậm chí, không ít doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công cụ PVTM để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin các biểu hiện gian lận thương mại trong lĩnh vực của mình, phối hợp với cơ quan chức năng để phân tích, đánh giá tác động; từ đó cùng các cơ quan chức năng khởi xướng điều tra hoặc áp dụng biện pháp PVTM nhằm bảo vệ sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.
Theo: Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm
Tag:
lên đầu trang