Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 17:16

Thứ hai, 29/04/2024 | 17:16

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 07:45 ngày 02/11/2020

Nghiên cứu, chế tạo hệ thống truyền năng lượng không dây dựa trên hiệu ứng cộng hưởng từ ở khoảng cách trung bình

TÓM TẮT
Truyền tải điện năng không dây là cách truyền tải năng lượng điện từ một nguồn phát tới một hoặc nhiều thiết bị tiêu thụ mà không cần sử dụng dây dẫn. Do đó, các hệ thống này mang đến rất nhiều thuận tiện cho cuộc sống hiện đại. Hơn nữa, trong một số trường hợp đặc biệt khi không thể sử dụng dây dẫn thì truyền năng lượng không dây là một lựa chọn tối ưu. Hệ thống truyền năng lượng không dây được chia làm ba loại: khoảng cách gần, khoảng cách trung bình và khoảng cách xa. Trong bài báo này tập trung nghiên cứu hệ thống truyền năng lượng không dây ở khoảng cách trung bình, nguyên lý của hệ thống dựa trên hiệu ứng cộng hưởng từ. Chúng tôi đã chế tạo thành công bộ truyền điện không dây ở khoảng cách 0,5m, đạt hiệu suất trên 50%. Hệ thống này có thể được ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày giúp cho hệ thống điện sẽ trở nên gọn nhẹ và tăng tính thẩm mỹ.
Từ khóa: Truyền năng lượng không dây; cộng hưởng từ.
ABSTRACT
Wireless power transfer provides a method of transmitting electrical energy from a source to one or more consumer devices without the wires. Therefore, these systems bring a lot of convenience to modern life. Moreover, in some special cases where wires cannot be used, wireless power transfer is an optimal option. The wireless power transfer system is divided into three types: short- range, mid-range and long-range. In this paper, we focus on the wireless power transfer system at mid-range, the principle of the system is based on magnetic resonance effect. We have successfully fabricated a wireless power transfer system at a distance of 0.5m, achieving efficiency above 50%. This system can be applied in industry and daily life helping the electrical system becomes compact and increase aesthetics.
Keywords: Wireless power transfer; magnetic resonance.
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Hà Thị Kim Duyên1, Phạm Thị Thanh Huyền1, Đặng Cẩm Thạch1
 Nguyễn Duy Khánh1, Nguyễn Thảo Duy1, Phạm Thanh Sơn2
1Khoa Điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
2Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
[Nguồn: https://tapchikhcn.haui.edu.vn]
lên đầu trang