Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 17/05/2024 | 11:23

Thứ sáu, 17/05/2024 | 11:23

Tin KHCN

Cập nhật lúc 09:27 ngày 18/07/2012

Quảng Ngãi đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin

“Tỉnh Quảng Ngãi luôn coi ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT& TT) là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mọi hoạt động kinh tế đều phải ứng dụng CNTT để phát triển”. Trong buổi làm việc với chúng tôi ông Phạm Đình Khối - Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi đã khẳng định như vậy và cho biết thêm: trong mấy năm qua tỉnh Quảng Ngãi đã làm tốt việc áp dụng CNTT& TT trong quá trình lãnh đạo, điều hành của đảng bộ và chính quyền. Các Ban của Đảng dã thực hiện tốt Đề án 47 áp dụng CNTT cho Đảng bộ cấp tỉnh và cấp huyện. Từ năm 2002 đến 2005 có 17/19 Dảng bộ cấp huyện đã áp dụng CNTT. Chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đang thực hiện Đề án 06, từ năm 2006 đến năm 2009 có 75% xã, phường, thị trấn được trang bị CNTT. Nhờ đó việc nắm bắt tình hình và chỉ đạo giải quyết công việc trở nên nhanh chóng thuận tiện, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc.

 

Nhờ các phần mền hữu ích, tiện dụng và việc triển khai kết nối mạng, trong thời gian qua đã làm cho các cơ quan của Đảng, quản lý hành chính nhà nước của Quảng Ngãi đã làm tốt việc quản lý công văn đi, công văn đến và trao đổi thông tin, văn bản trên mạng thực hiện có hiệu quả. Nhiều ban, ngành trong tỉnh đã xây dựng được một số phần mềm văn bản chuẩn để quản lý đảng viên, công chức; quản lý tàu thuyền, quản lý nhà, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, quản lý chi trả lương, tìm mộ liệt sĩ v.v...

Việc quản lý ngân sách, quản lý tài sản công, quản lý doanh nghiệp đã sử dụng CNTT triển khai từ tỉnh đến tất cả các huyện và phân nửa số xã phường, thị trấn trong tỉnh. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại ngành Ngân hàng đã  sớm ứng dụng CNTT vào mô hình một cửa trong hoạt động giao dịch như thanh toán, chuyển tiền, kế toán giao dịch tức thời v.v... VietComBank Quảng Ngãi ứng dụng CNTT năm 2001, InComBank năm 2004, Ngân hàng đầu tư năm 2005. Ngành ngân hàng còn nhanh chóng đưa vào khai thác sử dụng`hệ thống giao dịch tiền tệ (máy ATM). Đến nay toàn thành phố Quảng Ngãi có hàng chục máy ATM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, giao dịch khi Thành phố Quảng Ngãi ngày càng phát triển.

Hiện nay mạng điện thoại cố định đã có mặt ở 100% số xã trên toàn tỉnh, mạng di động đã phủ hầu khắp các trung tâm huyện lỵ, với dung lượng có thể cung cấp 200.000 - 300.000 khách hàng. Người dân tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp cận và khai thác có hiệu quả mạng Internet với các hình thức giao dịch qua dịch vụ hội thoại (chat), trao đổi thư điện tử (email), Internet Phone, đọc báo xem phim, nghe nhạc tìm kiếm và tra cứu thông tin. Văn phòng Tỉnh ủy sử dụng đường truyền ADSL để phục vụ cho cán bộ công chức thuộc Văn phòng và các Ban của Đảng có nhu cầu truy cập Internet, đổng thời trang bị thiết bị Wireless phủ sóng trong trụ sở Tỉnh Ủy để kết nối với máy tính xách tay truy cập Internet. Những con số tổng kết dưới đây đã phần nào nói lên kết quả của việc ứng dụng CNTT&TT ở Quảng Ngãi:

Năm 2009, tổng số máy điện thoại có trên mạng ước đạt 1.115.665 máy,  tăng 52,18% so với năm 2008; số điện thoại/100 dân ước đạt 85 máy, tăng 51,8% so với năm 2008; số người sử dụng Internet/100 dân ước đạt 30 người, tăng 87,5% so với năm 2008; số cổng Internet ADSL ước đạt 40.000 cổng, tăng 285% so với năm 2008. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ ở  Khu kinh tế Dung Quất, các Khu  công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú và nhiều doanh nghiệp đã  sử dụng phần mềm để quản lý, điều hành, quản lý nhân sự, quản lý tài chính kế toán .

Điều quan trọng hơn là sử dụng phần mềm để xác lập một quy trình sản xuất tối ưu, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành. Ở Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã sớm nhận thức được CNTT là công cụ phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Công ty có 10 đơn vị thành viên đên nay đã có gần 300 máy vi tính và laptop, 3 server chuyên dùng. Văn phòng Công ty và đơn vị thành viện có mạng nội bộ, mạng diện rộng và sử dụng dịch vụ ADSL để tìm kiếm thông tin và giao dịch điện tử. Tại hai nhà máy đường Quảng Phúvà Phổ Phong các phần mềm được sử dụng không chỉ phục vụ cho sản xuất ở nhà máy mà còn giúp Công ty quản lý việc trồng mía , thu mua, đốn chặt, chuyển vận và thanh toán nguyên liệu mía cho  người trồng mía.

Việc ứng dụng và phát triển CNTT& TT ở  Quảng Ngãi đã được các cấp lãnh đạo  quan tâm, từ công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và các dịch vụ CNTT&TT. Có hai vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi hết sức chú ý đó là vốn và đào tạo nhân lực. 4 nguồn vốn được tỉnh Quảng Ngãi huy động đó là: Nguồn vốn do Nhà nước cấp bằng các dự án, do các doanh nghiệp đâu tư, nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và nguồn vốn từ cộng đồng dân cư. Việc đào tạo cán bộ chuyên ngành và người sử dụng CNTT cũng có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Nhưng xuất phát từ một tỉnh nghèo, xa các trung tâm kinh tế- chính trị của đất nước, nguồn nhân lực còn mỏng, cho nên đến thời điểm hiện nay hai vấn đề này vẫn còn nhiều khó khăn nan giải, mà tỉnh đang tìm mọi biện pháp để tháo gỡ./.    


Yến Tuyết

lên đầu trang