Thứ bảy, 28/12/2024 | 03:25
Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng điện, ngày càng nâng cao chất lượng cũng như dịch vụ, trong thời gian qua, Điện lực Than Uyên - Lai Châu đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh.
Sáng 17/11 đã diễn ra lễ khai mạc Hội trợ triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội 2021 (ENTECH HANOI 2021) và Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững xanh quốc gia 2021.
Tại Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành (Techmart 2021), Công ty Cổ phần Thiết bị Năng lượng Bền vững VIệt Nam - SETECH đã mang tới thiết bị sấy ứng dụng năng lượng mặt trời, hướng tới mục tiêu công nghệ bền vững cho nông sản Việt.
Trong lúc vấn đề xử lý chất thải sinh học, tránh gây ô nhiễm trở lại môi trường gây đau đầu nhiều thành phố ở Việt Nam thì có nhiều nhà khoa học đang nắm trong tay giải pháp.
“Thị trường KH&CN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng…” là quan điểm của ông Phạm Đức Nghiệm, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tại Hội thảo “Tham vấn ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025”.
Trang thông tin điện tử khoa học công nghệ ngành Công Thương (https://khcncongthuong.vn/) chính thức chạm mốc 10 triệu lượt truy cập - dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành kênh thông tin nguồn về hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương.
Ngày 10/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2020 và Giải thưởng WIPO năm 2020.
Nếu coi phát triển khoa học và đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp chính để trở thành quốc gia thịnh vượng trong tương lai, Việt Nam cần đổi mới chính sách đầu tư để nâng cao động lực đổi mới công nghệ ở khối tư nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia đổi mới công nghệ.
Quyết tâm xanh hóa ngành năng lượng của Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng qua các chiến lược, quy hoạch quốc gia và cả các cam kết quốc tế, tuy nhiên để hiện thực hóa mục tiêu này trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cần thêm đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đòn bẩy từ cơ chế, chính sách phù hợp.
Tối 10/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Giải thưởng WIPO năm 2020.
Ngày 11/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số, với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.
Thời gian qua, ngành Công Thương đã triển khai nhiều đề án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong hầu khắp các lĩnh vực, mang lại hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao, góp phần tăng trưởng nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Lần đầu tiên các đề tài thuộc Chương trình KC.09 có thể tự chủ nghiên cứu biển sâu, khảo sát khoáng sản trên biển mà không cần sự hỗ trợ của nước ngoài. Đây là một trong những thành công nổi bật nhất của Chương trình giai đoạn 2016-2020, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về tìm kiếm khoáng sản ở Biển Đông trong thời gian tới.
Đề tài “Nghiên cứu triển khai chương trình chuyển đổi số, tự động hoá nâng cao và quản trị mỏ dầu khí thông minh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh Lô 05-2; 05-3, thuộc biển Đông Việt Nam” của nhóm tác giả Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đạt giải Nhì VIFOTEC năm 2020.
Việc thành lập 02 Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý; ứng dụng khoa học và công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Tây Nguyên,... là những thành công nổi bật đến từ Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
Những thành phần có giá trị sinh học có lợi cho sức khỏe trong thực phẩm thường không bền trong điều kiện môi trường tự nhiên. Kỹ thuật vi nang là một giải pháp để bảo vệ những thành phần này.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã phát triển được công nghệ sản xuất hợp kim đồng thay thế hợp kim Cu-Cr, Cu-Be phục vụ sản xuất các chi tiết hàn, điện cực hàn trong ngành cơ khí.
Bối cảnh trong nước, quy mô hệ thống điện không ngừng phát triển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong hơn 30 năm qua.
Thời gian qua, Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung không ngừng đẩy mạnh kết nối với các HTX, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (DN) để chuyển giao máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KH-CN, đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mới đây đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ tách vàng trực tiếp từ bo mạch điện tử, mở ra triển vọng trong việc thu hồi kim loại quý từ rác thải điện tử.