Thứ sáu, 01/11/2024 | 06:13
Hệ thống robot bốc xếp hàng tự động – robot palletizing - là một công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa Logistics, trong đó áp dụng ý tưởng về việc sử dụng hệ thống robot công nghiệp để thực hiện xếp chồng các loại hàng hóa theo mô hình nhất định và thực hiện các hoạt động hậu cần như đóng gói và lưu trữ.
Trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 tác động đến kinh tế và đời sống. Lợi ích từ việc ứng dụng tự động hóa đã được thể hiện và khẳng định trong hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu sản xuất tôm chiên Tempura đạt năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, PGS.TS Võ Tường Quân và cộng sự ở Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và Công nghệ Cơ khí Bách khoa thuộc Trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo dây chuyền chiên tôm Tempura bán tự động.
Bài báo trình bày những nghiên cứu tổng quan về hệ thống robot bốc xếp tự động, đánh giá nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của công nghệ tự động hóa trong logistics.
Kết quả đạt được trong nghiên cứu, phát triển bơm phun tia vận chuyển bùn tro xỉ là bước đầu thành công cơ bản trong hoạt động nội địa hóa thiết bị nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.
Thành lập từ năm 1962, chỉ với 30 cán bộ, đến nay, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã có đội ngũ cán bộ khoa học và cộng tác viên khá hùng mạnh. Hoạt động của Viện đã có tác động trực tiếp đến chiến lược phát triển ngành Công Thương, luôn hướng tới và đáp ứng kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ của các chương trình kinh tế trọng điểm của đất nước. (Nguồn: congthuong.vn/)
Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, trực thuộc Bộ Công thương, do ThS. Đinh Đức Tùng đứng đầu, đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động giám sát trạm quạt thông gió chính trong khai thác hầm lò”
Với mục đích tăng năng suất chất lượng cho thành phẩm lúa gạo nước ta, TS. Vũ Kế Hoạch cùng các cộng sự Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình thiết bị silô bảo quản lúa có sử dụng hệ thống điều khiển tự động” và thu về kết quả đáng chú ý.
Hệ thống do nhóm tác giả ở Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh chế tạo, có thể thay thế nhập ngoại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đúc trong nước.
Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị thử mỏi cáp bán tự động” nhằm góp phần phục vụ công tác thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ công tác thử nghiệm khả năng chịu mỏi của cáp nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xã hội.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng đã ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng cảm biến đo lường quán tính (IMU) và từ tính để thiết kế, chế tạo một mẫu xe AGV mới, có thể hoạt động trong môi trường độc hại, nguy hiểm, góp phần giảm thiểu rủi ro cho con người.
Công nghệ in lưới và chế tạo thiết bị in 06 màu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất cho ngành may thời trang thay thế các thiết bị ngoại nhập.
Hiện nay các Tổng Công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều đã triển khai hầu hết các ứng dụng tự động hóa lưới điện phân phối.
Ứng dụng công nghệ đốt than kèm chất phụ gia để nâng cao hiệu quả vận hành, tăng hiệu suất và giảm phát thải khí ô nhiễm trường, tăng hiệu quả tái sử dụng tro xỉ cho nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam.
Một trong những lý do cần áp dụng giải pháp tự động hoá lưới điện phân phối là vì hệ thống phát triển ngày càng phức tạp với hàng trăm ngàn máy biến áp, bộ điều khiển và các trạm điện…
Trong cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao.
Khi áp dụng giải pháp tự động hoá lưới điện phân phối, các thiết bị và trạm điện được kết nối và giám sát thông qua các hệ thống tự động, điều này giúp quản lý và vận hành hệ thống trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu sự cố do sai sót của con người gây ra.
Việc thiết kế, chế tạo, đưa vào vận hành thành công hệ thống phân loại sản phẩm tự động đã góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất cho doanh nghiệp logistics.
Báo cáo tại Hội nghị giao ban tháng 2/2023 vừa qua, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak – EVNGENCO2 (Thủy điện An Khê – Ka Nak) cho biết cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số.
Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu và chuyển giao thành công hệ thống phân loại tự động tích hợp camera AI (trí tuệ nhân tạo).