Thứ hai, 23/12/2024 | 16:19
Trong năm 2018-2019, Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp điển hình áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp”
Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/2010/QĐ-TTg đã tạo ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm gần đây để tăng năng suất chất lượng trong sản xuất sơn, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 đã áp dụng công cụ 5S và TPM và đã đạt được kết quả khả quan.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn đến 2030. Chương trình dự kiến sẽ được Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2020.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ xuất phát điểm ban đầu với 7 công cụ của quản lý chất lượng, áp dụng 5S tại nơi làm việc từ 20 năm trước, đến nay, công ty FOMECO đã áp dụng hầu hết các công cụ quản lý như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001, IATF 16949, TQM, TPM, kaizen.
Ngày 30/3/2020, VNPI đã phối hợp với Tổ chức Năng suất châu Á (APO) tổ chức hội nghị trực tuyến khởi động Dự án về Phát triển năng lực Cơ quan chứng nhận chuyên gia cải tiến năng suất,
Một trong những thành công nổi bật có thể kể đến của Chương trình NSCL Quốc gia là việc góp phần tạo lập “cơ sở hạ tầng” cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trong phạm vi nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Trong bối cảnh ngành thép đang chịu sự cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, việc áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa là một trong những giải pháp then chốt, giúp doanh nghiệp (DN) đứng vững trên thị trường.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và tiếp cận với sản xuất thông minh.
Vĩnh Phúc đã phê duyệt hai chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Cả hai chương trình trên đang được các địa phương, đơn vị liên quan tích cực triển khai.
Sau gần 10 năm triển khai Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình áp dụng thí điểm các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, hiện đại.
Để Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712) tiếp tục phát huy hiệu quả, ngoài các hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng cần sự chủ chủ động thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng.
Gần 300 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp được tiếp cận các công cụ cải tiến năng suất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý vào sản xuất theo Chương trình 712.
Nhờ sự vào cuộc quyết tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành, những giá trị "ngầm" từ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp.
Từ ngày 10-11/3/2020, Nhóm chuyên gia kỹ thuật của APO họp trực tuyến xây dựng Tầm nhìn và Chiến lược mới đến năm 2025.
Các kỹ sư kỹ thuật Công ty than Uông Bí - TKV vừa thiết kế, cải tiến, lắp đặt và đưa máy xúc đá trong lò XD32-HUB vào vận hành, giúp cho năng suất đào lò tăng 200%.
Năng suất tăng gấp 3 lần nhưng sử dụng lao động giảm 1/3; tiêu hao cát để làm khuôn rất thấp do có thể tái sinh đến 95%; phế phẩm chỉ khoảng 3 -5% trong khi công nghệ cũ thường trên 10%; môi trường làm việc được cải thiện đáng kể là những lợi ích mà Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (DISOCO) có được khi đầu tư đổi mới công nghệ đúc.
Năng suất thiết bị tổng thể tăng 16%, tỷ lệ chất lượng hàng trung bình tăng 1%, gia tăng thêm 12 khách hàng mới, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% xuống còn 5%.. là những kết quả mà Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Nhựa kỹ thuật Vinastar nhận được sau một năm triển khai Chương trình Cải tiến năng suất tổng thể, do Bộ Công Thương hỗ trợ.
Năng suất lao động tăng 23%; doanh thu tăng 17%; tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng giảm 12% so với năm 2018 là những kết quả nổi bật trong năm 2019 của Công ty Cổ phần May Nam Hà khi áp dụng mô hình cải tiến năng suất tổng thể với sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương và Viện Năng suất Việt Nam (VNPI).