Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:16
Xác định gắn nghiên cứu với thực tiễn, các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đã góp phần tích cực vào nâng cao trình độ công nghệ của ngành và đất nước.
Trong lĩnh vực máy nông nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc Bộ đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm phục vụ canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông - ngư nghiệp, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu và các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến có giá trị trên thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương quản lý mạng lưới các viện nghiên cứu gồm 13 đơn vị, trong đó có hai viện đã thực hiện cổ phần hóa. Đây đều là các viện nghiên cứu đầu ngành có bề dày truyền thống; có lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ tương đối độc lập, gắn với các ngành, phân ngành lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Mặc dù có phạm vi, lĩnh vực hoạt động tương đối chuyên biệt, độc lập nhưng hoạt động của các viện thuộc Bộ Công Thương đều được thực hiện theo phương châm nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn liền với nhu cầu thị trường.
Tính đến tháng 5 năm 2021, tổng số lao động của các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương là 1.554 người. Tính bình quân, số lao động mỗi viện nghiên cứu là 120 lao động/viện. Trong đó, đơn vị có số lao động nhiều nhất là Viện Nghiên cứu Cơ khí với 294 người.
Nhiều kết quả từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương triển khai đã được ứng dụng vào sản xuất, chuyển giao cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất,...
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang tích cực trong triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các viện nghiên cứu thuộc Bộ.
Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đã chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp vào các sản phẩm do Viện chế tạo.
Các viện nghiên cứu thuộc Bộ được kỳ vọng trong những năm tới sẽ trở thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu ngành trong các lĩnh vực.
Tính đến tháng 5 năm 2021, tổng số lao động của các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương là 1.554 người.
Tại thời điểm hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại tháng 8 năm 2007, Bộ Công Thương quản lý mạng lưới các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm 11 Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ, 12 Viện nghiên cứu trực thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty
Giai đoạn 2018-2020, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có tính tập trung cao theo nhu cầu thị trường, bắt nguồn từ thực tế sản xuất tại doanh nghiệp. Kết quả trên cho thấy vai trò, đóng góp quan trọng của các viện đối với sự phát triển của ngành Công Thương.
Chiều ngày 1/6/2021 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc trực tuyến với 13 viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương. Theo Bộ trưởng, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các viện phải gắn với phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp chủ chốt; thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh, chuyển đổi số theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.