Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:41

Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:41

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:13 ngày 03/09/2015

Xác định mật độ trồng thích hợp hai giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

TÓM TẮT

Để xây dựng quy trình canh tác cho cây gai xanh, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã tiến hành nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa. Thí nghiệm được tiến hành theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy, đối với cả hai giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa, khi tăng mật độ trồng, chiều cao cây tăng dần nhưng đường kính thân, số thân hữu hiệu/bụi, khối lượng thân tươi và khối lượng sợi thô/thân đều có xu hướng giảm dần. Năng suất của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa tăng có ý nghĩa trong phạm vi mật độ trồng tăng từ 2,0-4,0 vạn cây/ha. Tiếp tục tăng mật độ lên 5,0 và 6,0 vạn cây/ha thì năng suất tăng không có ý nghĩa. Thí nghiệm đã xác định được mật độ trồng thích hợp đối với 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa là 4,0 vạn cây/ha, cho lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận đạt cao nhất.


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhu cầu về nguyên liệu của ngành Dệt may nước tangày càng lớn, việc phát triển cây nguyên liệu khác ngoài cây bông nhằm bổ sung cơ cấu nguyên liệu cho ngành Dệt may là cần thiết, góp phần giảm dần việc nhập khẩu xơ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động sản xuất, bảo đảm ngành Dệt may phát triển bền vững và đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng trồng. Trước thực trạng đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã triển khai hàng loạt dự án sản xuất nguyên liệu cho ngành Dệt may. Một trong những cây nguyên liệu có tiềm năng phát triển là cây gai xanh (Boehmeria nivea L. Gaud). Sợi gai có nhiều đặc tính quý như chiều dài sợi dài nhất, độ bền cao, hút ẩm ít, chịu nóng khỏe, chịu được nấm mốc, dễ nhuộm màu… Vì vậy, đây là một trong những cây lấy sợi từ vỏ rất có giá trị.Tuy  nhiên, việc nghiên cứu cây gai để lấy sợi ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bước đầu. Do vậy, việc nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển cây gai xanh ở Việt Nam theo hướng hàng hóa là rất cần thiết.

Để có thể phát triển mạnh được vườn gai cao sản, cùng với việc lựa chọn được giống tốt, cần xác định được quy trình canh tác hợp lý ở mỗi vùng sinh thái. Trong đó mật độ trồng là một trong những yếu tố tiên quyết. Mật độ trồng liên quan tới khả năng sử dụng dinh dưỡng trong quần thể, quang hợp của cây và công tác quản lý dịch hại trên đồng ruộng. Trồng gai với mật độ thích hợp là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sợi gai. Trong khuôn khổ nhiệm vụ quỹ gen Khai thác và phát triển nguồn gen hai giống gai xanh (Boehmeria nivea L. Gaud) Phú Yên và Thanh Hóa, chúng tôi đã xác định mật độ trồng thích hợp cho từng giống trong điều kiện của từng vùng là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xác định mật độ trồng thích hợp cho 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống sử dụng cho nghiên cứu gồm hai giống gai xanh Phú Yên (PY1) và Thanh Hóa (TH2). Đây là các giống gai bản địa, có năng suất cao, chất lượng sợi tốt.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1.  Địa điểm nghiên cứu

- Giống gai xanh Phú Yên nghiên cứu tại huyện Tây Hòa, Phú Yên

- Giống gai xanh Thanh Hóa nghiên cứu tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

2.2.2.  Thời gian nghiên cứu: Năm 2012 - 2013

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Đối với mỗi giống, bố trí 1 thí nghiệm gồm 5 công thức

Công thức 1: 2,0 vạn cây/ha (0,8 m x 0,62 m);

Công thức 2: 3,0 vạn cây/ha (0,8 m x 0,42 m) (đối chứng);

Công thức 3: 4,0 vạn cây/ha (0,8 m x 0,31 m);

Công thức 4: 5,0 vạn cây/ha (0,8 m x 0,25 m);

Công thức 5: 6,0 vạn cây/ha (0,8 m x 0,21 m).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng, thiết kế theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 80 m2.

2.3.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác: Ngoại trừ yếu tố thí nghiệm, các biện pháp kỹ thuật canh tác khác được thực hiện theo quy trình trồng gai xanh của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố được áp dụng cho mỗi vùng.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thí nghiệm đã tiến hành thu hoạch gai 3 lần, lần thứ nhất sau khi trồng 120 ngày, các lần sau cách lần trước 45 ngày. Giống gai xanh Phú Yên thu hoạch lần đầu vào tháng 5 năm 2013, giống gai xanh Thanh Hóa thu lần đầu vào tháng 9 năm 2012. Kết quả thu được như sau:

3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây và đường kính thân của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

Kết quả ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây giai đoạn thu hoạch của 2 giống gai xanh PY1 và TH2 được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây (cm) giống gai xanh PY1, tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

2

  86,2

102,1

122,4

77,1

102,4

116,8

3 (ĐC)

  95,6

116,0

128,7

81,5

108,6

129,7

4

  98,8

122,8

134,5

96,0

116,0

139,3

5

108,0

130,3

137,4

99,2

126,5

122,1

6

107,9

123,7

139,4

97,6

121,9

111,8

CV (%)

1,4

2,7

    4,5

  0,7

   1,8

   4,2

LSD0,05

2,7

6,1

 11,2

  1,2

  4,0

  9,8

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng đối với cây gai xanh trồng lấy sợi. Cây gai càng cao thì sợi thu được càng dài, chất lượng càng tốt và có tiềm năng cho năng suất cao. Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy, chiều cao cây giống gai PY1 tăng nhanh khi tăng mật độ đến 4 vạn cây/ha. Các mật độ trồng từ 4 vạn cây trở lên có chiều cao cây cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng 3 vạn cây/ha. Lần thu hoạch thứ 3, khi cây gai đã mọc lan rộng phủ kín ruộng, mật độ trồng 5 và 6 vạn cây/ha có chiều cao cây tăng không có ý nghĩa thống kê so với mật độ 4 vạn cây/ha.

Đối với giống gai xanh TH2, hai lứa thu hoạch đầu tiên, chiều cao cây tăng dần khi tăng mật độ trồng trong phạm vi 5 vạn cây/ha. Sau đó tăng mật độ trồng lên 6 vạn cây/ha thì chiều cao cây giảm. Nhưng đến lứa thu hoạch thứ 3, chiều cao cây chỉ tăng khi mật độ trồng tăng đến 4 vạn cây/ha, tiếp tục tăng mật độ trồng thì chiều cao cây lại giảm mạnh (Bảng 3.1).

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính thân (mm) giống gai xanh PY1 tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

2

11,7

10,8

11,4

9,7

11,5

11,5

3 (ĐC)

11,2

10,4

11,1

8,7

10,5

11,1

4

11,1

10,6

10,9

9,2

10,1

11,3

5

  9,1

  9,2

10,6

7,9

  9,2

10,5

6

  8,4

  8,3

10,1

7,2

  8,5

10,0

CV (%)

 2,2

 2,8

  2,3

2,3

 2,3

 4,4

LSD0,05

 0,4

 0,5

  0,5

0,4

 0,4

 0,9

Đường kính thân là đặc tính thực vật học thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây gai. Cây gai có đường kính thân lớn thì khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng khả năng chống đổ và chống cong thân của cây gai, khối lượng sợi thu được cao, nâng cao sản lượng gai. Đối với cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2, mật độ trồng tăng thì đường kính thân gai có xu hướng giảm dần. Mật độ từ 2 và 4 vạn cây/ha có đường kính thân tương đương với đối chứng 3 vạn cây/ha. Nhưng khi tăng mật độ lên 5 và 6 vạn cây/ha, ruộng gai mọc chen chúc nhau thì đường kính thân giảm có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (Bảng 3.2).

3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số thân hữu hiệu/bụi (thân) giống gai xanh PY1 tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

2

6,3

10,4

10,9

6,1

9,3

10,5

3 (ĐC)

5,9

9,4

10,2

5,8

8,0

  8,9

4

5,6

9,1

9,4

5,3

7,4

  8,0

5

5,4

7,3

8,1

4,6

6,5

  7,1

6

4,9

6,0

7,2

4,1

5,5

  6,4

CV (%)

3,2

7,0

5,2

3,2

7,1

  6,5

LSD0,05

0,3

1,1

0,9

0,3

1,0

  1,0

Cây gai xanh là cây trồng lấy sợi từ vỏ thân nên yếu tố chính quyết định đến năng suất là số thân hữu hiệu. Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy, cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2 có số thân hữu hiệu/bụi tăng dần qua các lứa thu hoạch. Đến lần thu hoạch thứ 3, cây gai đã mọc lan rộng phủ kín ruộng và số thân hữu hiệu/bụi đã đạt cao. Số thân hữu hiệu/bụi giảm dần khi tăng mật độ trồng. Tăng mật độ đến 4 vạn cây/ha, giống gai xanh PY1 và TH2 có số thân hữu hiệu có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng 3 vạn cây/ha. Tiếp tục tăng mật độ thì số thân hữu hiệu giảm mạnh, thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng thân tươi (g/thân) giống gai xanh PY1tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

2

64,4

66,1

68,0

198,5

67,8

70,0

62,3

200,2

3 (ĐC)

63,5

64,4

67,3

195,2

66,7

68,0

59,0

193,7

4

62,8

62,0

65,7

190,4

65,3

64,8

57,2

187,3

5

60,6

61,8

63,3

185,7

63,7

64,7

53,0

181,4

6

60,5

60,6

59,0

180,1

63,2

63,6

51,8

178,6

CV (%)

  1,6

 1,7

  4,8

    1,7

  1,5

  2,1

  4,7

    1,4

LSD0,05

  1,9

 2,0

  5,9

    6,0

  1,9

  2,7

  5,0

   4,9

Khối lượng thân tươi và khối lượng sợi thô là yếu tố cấu thành trực tiếp đến năng suất cây gai xanh. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2 đều có khối lượng thân tươi giảm dần khi mật độ trồng tăng. Giống PY1 có khối lượng thân tươi dao động từ 59 đến 68 g/thân, giống TH2 dao động từ 51 đến 62 g/thân và giữa các mức mật độ trồng, khối lượng thân tươi khác nhau có ý nghĩa với độ tin 95% (Bảng 3.4). Khối lượng sợi thô/thân của cả hai giống gai xanh PY1 và TH2 ít biến động hơn so với khối lượng thân tươi và cũng giảm dần khi mật độ trồng tăng (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng sợi thô/thân (g) giống gai xanh PY1, tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

2

2,13

2,19

2,17

6,48

1,86

2,09

1,98

5,93

3 (ĐC)

2,10

2,12

2,15

6,36

1,90

1,95

1,90

5,75

4

2,07

2,00

2,15

6,23

1,84

1,85

1,82

5,52

5

2,00

2,00

2,09

6,08

1,77

1,81

1,79

5,37

6

1,96

1,96

1,98

5,89

1,78

1,80

1,75

5,33

CV (%)

2,03

2,40

4,21

1,86

3,96

5,21

5,86

2,19

LSD0,05

0,08

0,09

-

0,22

-

0,19

-

0,23

 

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp nhất thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cây gai. Đối với giống gai xanh PY1, kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, mật độ trồng 4 vạn cây/ha cho năng suất thân tươi cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng 3 vạn cây/ha. Tiếp tục tăng lên mật độ 5 vạn cây/ha, 6 vạn cây/ha năng suất thân tươi còn tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê so với mật độ 4 vạn cây/ha. Kết quả cũng tương tự đối với năng suất sợi thô. Năng suất sợi thô tăng mạnh khi tăng mật độ trồng trong phạm vi 2 đến 4 vạn cây/ha. Mật độ trồng 5 và 6 vạn cây/ha cho năng suất sợi thô chỉ tương đương với mật độ trồng 4 vạn cây/ha (Bảng 3.7).

Đối với giống gai xanh TH2, khi tăng mật độ trồng, mặc dù số thân hữu hiệu/bụi giảm, nhưng do mật độ tăng nên số thân hữu hiệu/ha tăng làm cho năng suất thân tươi và năng suất sợi thô tăng. Ở các lần thu hoạch, năng suất thân tươi của giống gai xanh TH2 tăng có ý nghĩa khi mật độ tăng đến 4 vạn cây/ha. Các mức mật độ 4; 5 và 6 vạn cây/ha cho năng suất thân tươi cũng như năng suất sợi thô cao tương đương nhau (Bảng 3.6, 3.7).

Kết quả này tương đương với kết quả của Singh D.P. (2009) [3] nhưng so với kết quả của Cabangbang (2009) [1] thì mật độ trồng có thấp hơn, so với kết quả của Liu và ctv (2012)[2] thì mật độ trồng của nghiên cứu này lại cao hơn.  Singh D.P. (2009) [3] cho rằng nên trồng gai với mật độ 3,7-4 vạn cây/ha. Cabangbang (2009) [1] đã xác định mật độ thích hợp là 5 vạn cây/ha cho 5 giống gai Kogai, Tatsutayama, Saikeiseisin, London và RV50-11 trên nền đất thịt tại Maahas, Los Banos. Trong khi đó, Liu và ctv (2012)[2] xác định mật độ trồng thích hợp cho giống gai Huazhu 4 tại lưu vực sông Giang Tây là  28.350-31.650 cây/ha. Sở dĩ có sự khác nhau này có thể do chất lượng đất, trình độ canh tác và phương pháp thu hoạch ở mỗi nơi là khác nhau.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thân tươi (tấn/ha)giống gai xanh PY1tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

2

 7,8

13,2

14,2

35,2

  8,7

13,1

13,1

34,9

3 (ĐC)

10,3

16,2

18,2

44,7

10,9

15,4

14,8

41,1

4

12,9

21,1

23,2

57,2

12,6

17,5

16,8

46,9

5

14,5

20,3

23,1

57,9

13,2

19,4

17,2

49,8

6

16,8

20,4

23,8

61,0

14,1

19,6

18,5

52,2

CV (%)

  5,0

  8,0

  7,2

 5,0

  8,0

  6,0

  7,2

  3,3

LSD0,05

  1,2

  2,7

  2,8

 4,8

  1,8

  1,9

  2,2

  2,8

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sợi thô (tạ/ha) giống gai xanh PY1 tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Tổng

2

2,58

4,36

4,53

11,47

2,38

3,91

4,17

10,46

3 (ĐC)

3,41

5,32

5,81

14,54

3,10

4,42

4,79

12,31

4

4,26

6,81

7,59

18,66

3,56

5,00

5,36

13,92

5

4,79

6,56

7,59

18,94

3,68

5,43

5,80

14,91

6

5,44

6,60

7,98

20,02

3,99

5,57

6,22

15,78

CV (%)

4,55

7,98

6,27

4,38

8,43

6,97

9,16

 4,77

LSD0,05

0,35

0,89

0,79

1,38

0,53

0,64

0,91

 1,21

3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng sợi của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng sợi giống gai xanh PY1, tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Giống

Mật độ trồng

(vạn cây/ha)

Tỉ lệ xơ (%)

Chiều dài xơ (mm)

Chỉ số độ đều UI (%)

Độ bền (G/tex)

Độ giãn (%)

Chỉ số Micro-naire

Chỉ số độ chin

Độ hồi ẩm

Tỷ trọng (g/cm3)

PY1

2

5,0

61,4

75,2

60,7

12,2

8,36

0,87

10,7

1,50

3 (ĐC)

5,1

60,5

73,4

61,1

12,5

8,40

0,90

11,5

1,51

4

4,9

58,7

76,4

66,2

12,7

8,28

0,85

11,3

1,55

5

5,5

60,2

74,5

66,9

12,1

8,35

0,89

10,9

1,48

6

5,4

58,9

73,6

61,4

12,2

8,06

0,94

10,6

1,53

TH2

2

5,5

64,5

75,7

65,0

12,1

8,57

0,83

11,4

1,54

3

5,9

67,3

77,4

65,7

12,3

8,46

0,97

11,2

1,52

4

5,7

63,9

76,8

68,7

12,7

8,06

0,95

11,5

1,49

5

6,0

65,6

72,1

60,2

13,2

8,43

0,93

10,8

1,51

6

5,7

68,7

75,7

59,0

13,0

8,28

0,86

11,0

1,54

 

Kết quả phân tích sợi gai ở Bảng 3.8 cho thấy, cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2 đều cho sợi có chất lượng tốt. Giống gai xanh PY1 có chiều dài xơ 58,7-61,4 mm, giống gai xanh Thanh Hóa có chiều dài xơ 63,9-68,7 mm. Cả 2 giống gai xanh đều có độ bền cao, đạt > 60 G/tex. Kết quả cho thấy, đối với giống gai xanh Phú Yên, độ bền có xu hướng tăng khi tăng mật độ trồng đến 5 vạn cây/ha, sau đó giảm mạnh. Đối với giống gai xanh TH2, độ bền có xu hướng tăng khi tăng mật độ trồng đến 4 vạn cây/ha, sau đó giảm.

3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống gai xanh PY1, tại Tây Hòa  –  Phú Yên và giống gai xanh TH2 tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa, năm 2012 – 2013

Mật độ trồng (vạn cây/ha)

Giống gai xanh PY1

Giống gai xanh TH2

Tổng thu

Tổng chi

Lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận

Tổng thu

Tổng chi

Lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận

2

20.646,9

11.380,4

  9.266,4

0,81

18.808,2

11.278,3

  7.529,9

0,67

3 (ĐC)

26.178,9

12.687,8

13.491,2

1,06

22.170,9

12.465,1

  9.705,8

0,78

4

33.570,7

14.098,4

19.472,3

1,38

25.062,6

13.625,8

11.436,9

0,84

5

34.103,2

15.128,0

18.975,2

1,25

26.826,2

14.723,7

12.102,4

0,82

6

36.034,3

16.235,3

19.799,0

1,22

28.404,2

15.811,4

12.592,7

0,80

CV (%)

        4,4

        0,5

        7,7

7,43

         4,8

         0,5

       10,2

9,76

LSD0,05

  2.482,7

    137,9

  2.344,8

0,16

   2.179,4

     121,1

  2.058,3

-

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế ở bảng 3.9 cho thấy, đối với giống gai xanh PY1, trồng với mật độ 2 vạn cây/ha cho lợi nhuận thấp hơn có ý nghĩa so với đối chứng 3 vạn cây/ha. Mức mật độ 4 vạn cây/ha cho lợi nhuận 19,5 triệu đồng/ha với tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 1,38, cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Tăng mật độ lên 5 và 6 vạn cây/ha thì lợi nhuận tăng không đáng kể và tỉ suất lợi nhuận giảm so với mật độ trồng 4 vạn cây/ha. Đối với giống gai xanh TH2, lợi nhuận tăng dần khi tăng mật độ trồng. Tuy nhiên, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận chỉ tăng nhanh trong phạm vi mật độ từ 2,0 đến 4,0 vạn cây/ha. Tăng mật độ lên cao hơn 4 vạn cây/ha, lợi nhuận tăng không có ý nghĩa thống kê và tỉ suất lợi nhuận giảm. Mật độ trồng 4 vạn cây/ha cho hiệu quả đầu tư cao nhất trong các nghiệm thức thí nghiệm (0,84). Như vậy, cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2 đều có tỉ suất lợi nhuận đạt cao nhất ở mật độ trồng 4,0 vạn cây/ha. Tuy lợi nhuận thu được sau 3 vụ thu hoạch đầu tiên chưa cao nhưng do đây là cây lâu năm nên các vụ tiếp theo sẽ không chịu đầu tư giống, công làm đất và công trồng. Hơn nữa, năng suất các vụ sau sẽ đi vào ổn định và cao hơn 3 vụ đầu. Do vậy, lợi nhuận thu được sẽ cao hơn.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua 3 lứa thu hoạch cho thấy đối với cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2  đều sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và lợi nhuận cũng như tỉ suất lợi nhuận cao nhất ở mật độ trồng 4 vạn cây/ha và cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng 3 vạn cây/ha. Tăng mật độ lên 5 và 6 vạn cây/ha thì năng suất của 2 giống gai còn tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê, hiệu quả kinh tế thì giảm so với mức mật độ trồng 4 vạn cây/ha.

4.2. Đề nghị

Đối với cả 2 giống gai xanh PY1 và TH2, đề nghị trồng với mật độ 4 vạn cây/ha.

Trần Đức Hảo, Bùi Văn Huấn 

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

lên đầu trang