Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 03/05/2024 | 06:47

Thứ sáu, 03/05/2024 | 06:47

Tin KHCN

Cập nhật lúc 21:33 ngày 27/08/2021

Nam Phi kích hoạt kế hoạch thu giữ và lưu trữ carbon

Nam Phi, quốc gia phát thải carbon lớn nhất châu Phi, dự kiến sẽ vẫn phụ thuộc vào khai thác than trong nhiều năm tới. Để giảm thiểu tác động của loại nhiên liệu đối với môi trường, quốc gia này muốn áp dụng các công nghệ thu giữ carbon.
Ngày 23 tháng 8, chính phủ Nam Phi đã bắt đầu lập bản đồ địa chất về địa điểm thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) đầu tiên của đất nước, ở thành phố Léandra, phía đông bắc. Khu vực này là một điểm nóng về phát thải carbon do có nhiều nhà máy nhiệt điện than. Đây cũng là nơi có Secunda, nhà máy chuyển đổi than thành nhiên liệu lỏng lớn nhất thế giới.
Theo một quan chức cấp cao tại Hội đồng Khoa học Địa chất (CGS), một lượng lớn CO2 sẽ được bơm xuống lòng đất Léandra từ năm 2023. CCS bao gồm việc thu hồi, nén, vận chuyển carbon từ các quy trình sản xuất công nghiệp, sau đó đưa xuống dưới đất. CCS là một trong những giải pháp tốt để loại bỏ carbon hiệu quả.
Các nhà chức trách cho biết, một mạng lưới đường ống lớn sẽ liên kết các nguồn phát thải tới điểm tập kết rồi được bơm xuống dưới lớp đá không thấm nước trong lòng đất. Nam Phi dự kiến ​​sẽ nhận được hỗ trợ 23 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để phát triển dự án này vào tháng 6 năm 2023.
Tuy nhiên, một số tổ chức bảo vệ môi trường phản đối dự án này, tin rằng nó có nguy cơ trở thành cái cớ cho việc tiếp tục khai thác nhiên liệu hóa thạch trong nước. Họ nói thêm rằng dự án này có thể dẫn đến việc bỏ qua các hệ thống thu giữ carbon tự nhiên, đặc biệt là các khu rừng, vốn cũng hỗ trợ đa dạng sinh học...
Đối với các nhà chức trách, CCS là điều cần thiết để đạt được mục tiêu nền kinh tế toàn cầu không có carbon vào năm 2050. Chính phủ Nam Phi đã nhiều lần bảo vệ quyền khai thác các mỏ than dồi dào của đất nước, nhưng quốc gia này cũng đang tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo petrotimes.vn
lên đầu trang