Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 10/05/2024 | 19:36

Thứ sáu, 10/05/2024 | 19:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 17:37 ngày 23/11/2021

Kết nối cung-cầu cho các sản phẩm công nghệ

Nhằm kết nối nhà khoa học, công nghệ với doanh nghiệp ngày 23/11/2021 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) phối hợp với VCCI và Chương trình Aus4Innovation (Úc) tổ chức Hội thảo xúc tiến thương mại công nghệ hóa-dược và thiết bị y tế với sự tham gia của gần 80 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược, thiết bị y tế theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ - Viện Hàn lâm cho biết, hội thảo hôm nay chúng tôi lựa chọn giới thiệu 9 sản phẩm công nghệ về y tế, chăm sóc sức khỏe trong số nhiều sản phẩm được nghiên cứu trong 2 năm gần đây để giới thiệu tới các quý doanh nghiệp nhằm kết nối hợp tác, xúc tiến chuyển giao công nghệ, phát triển thương mại sản phẩm.
Đến với hội thảo lần này về phía nhà đầu tư có đại diện lãnh đạo của Ngân hàng Sài gòn Hà Nội, Quỹ Khởi nghiệp Việt Nam, Quỹ Đầu tư tác động, Tập đoàn Phú Thái.... và 14 nhà khoa học chủ của 14 giải pháp là những công nghệ hữu ích, có tiềm năng ứng dụng cao đã được lựa chọn tham gia khóa đào tạo thương mại hóa kết quả khoa học của Viện Hàn lâm Kỹ nghệ Hoàng gia Anh.
Đây cũng là lần đầu tiên Viện Hàn lâm thay đổi cách tiếp cận, trình bày được các nhà đầu tư, doanh nghiệp đánh giá cao mang tính đột phá của tổ chức khoa học công nghệ nhà nước. Mỗi nhà khoa học có 10 phút để trình bày sản phẩm công nghệ của mình như một “star up” qua đó để kêu gọi sự hợp tác, đầu tư của doanh nghiệp, để sản phẩm có thể thương mại hóa ngoài thị trường.
“ Hình thức trên sẽ góp phần hình thành các sản phẩm nghiên cứu khoa học gắn với thực tế, tạo động lực để các nhà khoa học tìm tòi, sáng tạo nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. Còn doanh nghiệp có thể trao đổi thẳng thắn về những vấn đề xoay quay sản phẩm, công nghệ, định hình phát triển sản phẩm… sát với nhu cầu thực tế, phục vụ xã hội”, PGS.TS Phan Tiến Dũng chia sẻ.
PGS.TS Phan Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội thảo
Cũng theo PGS.TS. Phan Tiến Dũng thì đây cũng là bước đệm tạo nên hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nơi mà các cá thể bao gồm doanh nghiệp và nhà khoa học “cộng sinh” để chia sẻ và bổ sung cho nhau dựa trên 3 thành phần là Nhà quản lý - Nhà khoa học - Doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của khoa học công nghệ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tại hội thảo các nhà khoa học cũng nhận được nhiều câu hỏi đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tế về các vấn đề như: Vấn đề bản quyền trong hợp tác? Nghiên cứu hợp tác như thế nào? Hình thức hợp tác?...Các vấn đề trên đã được các nhà khoa học và đại diện lãnh đạo Viện Hàn lâm trả lời cụ thể và chi tiết.
Theo Báo Công Thuơng
lên đầu trang