Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 02/05/2024 | 14:29

Thứ năm, 02/05/2024 | 14:29

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 11:15 ngày 26/10/2022

Cao Bằng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm bảo đảm ATTP

Là một tỉnh vùng cao nằm ở phía Đông Bắc nước ta, tỉnh Cao Bằng có đặc điểm về địa hình cũng như dân cư khác với các vùng khác. Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có việc tăng cường công tác truyền thông nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm luôn được cơ quan quản lý chú trọng.
Các công tác truyền thông bảo đảo an toàn thực phẩm (ATTP) được UBND Thành phố nêu rõ trong Kế hoạch số 100/KH-UBND Truyền thông về An toàn thực phẩm năm 2022 (Kế hoạch). Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về ATTP, kiến thức ATTP; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và người tiêu dùng về ATTP. 
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Một trong những cách thức tuyên truyền phổ biến là thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ xã, phường làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP như Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; điều tra ngộ độc thực phẩm...Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nhiều buổi tập huấn nâng cao năng lực quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm được tổ chức (Ảnh: vfa.gov.vn/)
Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nội dung phổ biến xoay quanh các vấn đề như: trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật; quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP... trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm; phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm…
Các nội dung về bảo đảm ATTP có thể được tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác như trên các báo đài, trang thông tin điện tử tại các địa phương; tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan trên các phương tiện pano, khẩu hiệu, băng rôn, cờ phướn, bảng điện tử...; các hoạt động triển lãm, văn hóa, văn nghệ; tổ chức phát hành tài liệu, bản tin; phát băng, đĩa, hình, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về ATTP…
Cũng theo Kế hoạch, Trung tâm Văn hoá và Truyền thông cần chủ động tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền nhất là phổ biến Luật An toàn thực phẩm, tập trung chuyển tải thông điệp, khẩu hiệu ATTP đến các nhóm đối tượng ưu tiên bằng xe lưu động. 
Ngoài ra, các đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn, công thương, các ban ngành, đoàn thể cũng là một trong những tuyên truyền viên tích cực, hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, tuyên truyền về ATTP... 
Nhiều khẩu hiệu được Kế hoạch đề xuất như: Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực; Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm; Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc; Kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là niềm tự hào của doanh nhân, là sống có trách nhiệm với cộng đồng; Hãy quan tâm lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác rõ ràng; Hãy thực hiện ăn chín uống chín và dùng thực phẩm có nguồn gốc xuất…
Phương Loan
lên đầu trang