Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 04/05/2024 | 04:00

Thứ bảy, 04/05/2024 | 04:00

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:23 ngày 10/11/2017

Ngành dệt may: Phát triển công nghiệp phụ trợ để đẩy mạnh giá trị gia tăng

Ngành dệt may đang có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành dệt may là công nghiệp phụ trợ cho ngành này chưa phát triển. Đây cũng là điều khiến cho các doanh nghiệp dệt may khó có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.  

Cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu là chủ yếu để phục vụ cho các hợp đồng vì vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Điều này không những làm giảm giá trị gia tăng sản phẩm dệt may mà còn khiến doanh nghiệp ngành dệt may luôn ở thế bị động. Những khó khăn nội tại của ngành dệt may đang trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành này. 

Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu hiện nay là Việt Nam chưa phát triển được chuỗi cung ứng dệt may. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho ngành dệt may có giá trị gia tăng thấp so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi các bước đáp ứng tốt nhất cả về chất lượng, giá và thời gian giao hàng. Nhưng hiện nay, chỉ có một số doanh nghiệp may Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên thị phần không nhiều.

Để khắc phục những tồn tại trên, nhằm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu, Chính phủ và các Bộ, ngành đang từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, ban hành các cơ chế chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may, từ đó góp phần phát triển chuỗi cung ứng trong ngành dệt may Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành dệt may luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, khai thác các thị trường ngách… từ đó tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, nhưng ngành Dệt may dự kiến vẫn hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD trong năm 2017 này.

 

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng như: Sẽ chú trọng mở rộng xây dựng và kiện toàn hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu, tăng tính hợp tác trong ngành; tích cực mở rộng thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Phương Lan

lên đầu trang