Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 19/04/2024 | 02:42

Thứ sáu, 19/04/2024 | 02:42

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 08:44 ngày 17/02/2023

NARIME sẽ tập trung tiếp nhận chuyển giao công nghệ, làm chủ một số hệ thống thiết bị đồng bộ

Năm 2022, thực sự là một năm nhiêu thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp cơ khí. Tuy nhiên, biết quản trị rủi ro, dám nghĩ dám làm để có thể dần tiến tới làm chủ một số công nghệ trong hệ thống thiết bị đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật NARIME đã cùng với các Tổng thầu Việt Nam đã đảm nhận các vị trí công việc mà trước kia chỉ các nhà thầu nước ngoài làm, điều này giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế và tiến tới làm chủ công nghệ nền sẵn sàng tham gia nhiều dự án lớn của đất nước trong tương lai.
Ban biên tập Tạp chí Doanh nghiệp cơ khí và Đời sống đã có bài phỏng vấn Ông Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ khí.
Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí.
Xin ông cho biết sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 và những khó khăn lớn nhất cùng các giải pháp, sáng kiến nào đã giúp cho NARIME hoành thành kế hoạch nhất là trong bối cảnh thị trường rất khó khăn?
Năm 2022, mặc dù có rất nhiều khó khăn như tình hình kinh tế thế giới đầy bất ổn đã dẫn đến quá trình nhập khẩu các linh kiện, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thiết bị rất khó khăn với giá thành phát sinh lớn, trong nước, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng bị hạn chế hơn với lãi xuất ngân hàng tăng cao đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh(SXKD). Trước tình hình đó, chúng tôi đã có những điều chỉnh trong quá trình điều hành để phù hợp với thực tế như bổ sung các biện pháp giám sát, quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO cùng với sự cố gắng của các CBCNV, Viện đã hoàn thành tốt Nghị quyết đề ra tại hội nghị CBCNVC cho năm 2022.
Được biết NARIME, đang là đơn vị được mời vào thay thế nhà thầu phụ quốc tế trong việc giám sát theo dõi việc chống rung động cơ cho nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, góp phần giúp Nhà máy này tiết kiệm được chi phí và hoàn thành đúng tiến độ phát điện thương mại cuối năm nay cũng như giúp cho PetroCons hoàn thành được nhiệm vụ của một Tổng thầu EPCvà nâng được vị thế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy ông có thể nói gì về trình độ của đội ngũ kỹ thuật và khả năng quản trị của các doanh nghiệp Việt khi tham gia vào các dự án lớn của đất nước?
Chúng tôi được PetroCons tín nhiệm ký hợp đồng thực hiện công việc cung cấp dịch vụ hiệu chỉnh, đấu nối và đưa hệ thống chuẩn đoán, giám sát online cho tổ máy số 1, dự án Nhà máy nhiệt điện Thái bình 2. Đây là công việc khó từ trước đến nay đều do các nhà thầu nước ngoài thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao, góp một phần vào việc hoàn thành đúng tiến độ phát điện theo kế hoạch đề ra của Chủ đầu tư. Thành công của công việc cũng khẳng định khả năng quản trị dự án của doanh nghiệp trong nước cùng với tính chủ động và dám nghĩ, dám làm của PetroCons khi giao cho NARIME thực hiện công việc này.
Việc trong nước có thể tự thực hiện một công việc khó và phức tạp như vậy đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao đội ngũ kỹ thuật của NARIME trong một lĩnh vực mà trước nay là đặc quyền của các nhà thầu nước ngoài. Qua đây, khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ kỹ thuật hiện có hoàn toàn có thể đảm đương được các dự án lớn của đất nước nếu như được Chính phủ cho phép và đồng hành.
Tiến sĩ Phan Đăng Phong (ngoài cùng bên phải), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương tại dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1.
Định hướng của NARIME trong năm mới và các năm tới sẽ là gì?  Viện có tham vọng tham gia  nhiều lĩnh vực hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng hiện đại và từng bước làm chủmột số lĩnh vực công nghiệp? Theo ông, các doanh nghiệp Việt nên tập trung vào những lĩnh vực nào và cần có chính sách hỗ trợ gìtừ phía Nhà nước?
Trong những năm tớichúng tôi sẽ tập trung vào việc nghiên cứu thiết kế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để có thể làm chủ công nghệ một số hệ thống thiết bị đồng bộ thuộc thế mạnh của Viện như các hệ thống thiết bị đồng bộtrong nhà máy điện khí, khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng mới và tái tạo, đồ gá và dây chuyền lắp ráp ô tô, hệ thống sản xuất tự động và kho chứa thông minh.
Hiện nay, vì chúng ta chưa có các công nghệ nền nên hầu hết các dây chuyền thiết bị đồng bộ trong các lĩnh vực công nghiệp đều do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu, các doanh nghiệp trong nước hầu hết đang chỉ làm những chi tiết phi tiêu chuẩn, lắp đặt hoặc chế tạo một phần thiết bị theo thiết kế của nước ngoài với giá trị lợi nhuận thấp. Các doanh nghiệp cơ khí trong nước muốn làm chủ được công nghệ trong các lĩnh vực này cần đầu tư thêm nguồn lực để có thể mua và làm chủ các công nghệ nền liên quan. Tuy nhiên, đã có một số khó khăn trong việc này như: nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp còn rất hạn chế; việc tiếp cận vốn vay ngân hàng rất khó khăn, đặc biệt là khi các công việc đầu tư mới, phương án tài chính chưa rõ ràng nhưng đã phải đầu tư trước một khoản tiền lớn để mua các công nghệ; việc cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị trong nước khi muốn làm chủ các công nghệ này với các doanh nghiệp nước ngoài có tài chính mạnh và bề dầy kinh nghiệm.
Do vậy, để có thể xây dựng một số doanh nghiệp cơ khí có năng lực, kinh nghiệm ngang tầm với các doanh nghiệp lớn trên thế giới thì việc hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực mua và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để việc hỗ trợ này hiệu quả cũng cần cải tiến lại các quy trình phê duyệt và giải ngân các nguồn kinh phí này sao cho có thể giải ngân các khoản kinh phí hỗ trợ đúng tiến độ. Ngoài ra, muốn các chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả tốt cũngcần xây dựng cơ chế ưu tiên để có thể bảo vệ thị trường đối với các công việc liên quan như cơ chế giao trực tiếp ít nhất ba dự án tiếp theo để hoàn thiện công nghệ cùng với các ưu đãi cho các chủ đầu tư nếu sử dụng sản phẩm trong nước.
Năm nay, nổi lên khái niệm doanh nghiệp Lead và tham gia chuỗi toàn cầu, theo ông tại sao doanh nghiệp Việt Nam còn “đứng ngoài cuộc chơi” này mặc dù biết giá trị của việc tham gia chuỗi để phát triển bền vững?
Như đã nói ở trên, chúng ta muốn trở thành doanh nghiệp Lead và tham gia vào chuỗi toàn cầu trong lĩnh vực nào đó thì chúng ta phải có các doanh nghiệp sở hữu các công nghệ nền tương ứng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp như vậy vì nhiều nguyên nhân như tôi đã nói ở trên.Chỉ khi chúng ta sở hữu các doanh nghiệp có công nghệ nền, chúng ta mới có thể chủ động trong lĩnh vực sản xuất, điều phối công việc với các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi và tăng giá trị lợi nhuận của chính mình để có thể tái đầu tư vào công nghệ và sản xuất để có thể phát triển bền vững.
Ví dụ theo dự thảoQuy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch VIII), đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 145.930 MW, trong đó nhiệt điện khí, đầu tư mới khoảng 32.640 MW, điện gió khoảng 23.121 MW. Như vậy, tính đến năm 2030, với suất đầu tư trung bình các dự án nhiệt điện khí khoảng 0,97 tr. USD/1MW và điện gió khoảng 1,4 tr. USD/1MW, Việt Nam có thị trường nhiệt điện khí là 31,6 tỷ USD và điện gió 32,3 tỷ USD. Do vậy, để hình thành một ngành công nghiệp cho nền kinh tế thì quan trọng nhất, Nhà nước phải tạo ra thị trường cho ngành đó trong một thời gian nhất định (bằng cơ chế hoặc hàng rào kỹ thuật cho doanh nghiệp cơ khí trong nước) là vô cùng cần thiết, giúp ngành cơ khí Việt nam tham gia vào thị trường nhiệt điện khí, điện gió ổn định trong vòng 15 năm tới với trung bình khoảng 2,6 tỷ USD mỗi năm nếu tính nội địa hóa khoảng 40%, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển các thiết bị hỗ trợ theo Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực thiết bị các nhà máy điện.
Xin cám ơn Ông!
Theo https://tapchicokhi.vn/
lên đầu trang