Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 03/05/2024 | 05:29

Thứ sáu, 03/05/2024 | 05:29

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 07:55 ngày 24/07/2023

Tối ưu hoá đa mục tiêu quá trình phay hợp kim Titanium Ti-6AI-4V trong điều kiện bôi trơn tối thiểu

TÓM TẮT
Bài báo này so sánh phương pháp TOPSIS-Entropy với phương pháp hàm mong muốn (Desirability Function Approach-DFA) trong việc tối ưu quá trình phay hợp kim Ti-6Al-4V. Nghiên cứu tập trung vào xác định các thông số cắt tối ưu gồm vận tốc cắt Vc (m/ph), lượng chạy dao răng fz (mm/răng), chiều sâu cắt ap (mm) trong điều kiện bôi trơn tối thiểu (MQL) với tham số bôi trơn là áp suất dòng khí P (bar) và lưu lượng dầu bôi trơn Q (ml/h). Nghiên cứu bao gồm việc thực hiện thí nghiệm, phát triển mô hình dự đoán cho các đáp ứng (giá trị độ nhám Ra, tỉ lệ bóc tách vật liệu MRR và năng lượng cắt riêng Uc), thực hiện phân tích phương sai (ANOVA) và xác định các thông số cắt tối ưu bằng phương pháp đạt đến mức mong muốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp DFA và TOPSIS-Entropy cho ra các giá trị tối ưu khác nhau. Phương pháp TOPSIS-Entropy xếp hạng 27 phương án thực nghiệm để tìm ra bộ thông số công nghệ tối ưu, trong khi DFA cung cấp 27 giá trị tối ưu hàng đầu dựa trên các giá trị mong muốn được tính toán từ các phương trình hồi quy. Việc so sánh phương pháp TOPSIS-Entropy và DFA cung cấp những hiểu biết quan trọng về việc tối ưu quá trình phay hợp kim Ti-6Al-4V. Việc lựa chọn phương pháp tối ưu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và sự cân nhắc giữa giữa chất lượng và hiệu suất của quá trình.
Từ khóa: Entropy, TOPSIS, tối ưu hóa đa mục tiêu, Ti-6Al-64.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Intech)
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Nguyễn Văn Cảnh, Hoàng Tiến Dũng (Khoa Cơ khí, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội )
Nguyễn Thuỳ Dương, Phạm Văn Hùng (Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội)
Phạm Lê Việt Anh (Công ty TNHH phần mềm FPT)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Công nghiệp Hà Nội Tập 59 - Số 3 (6/2023)
lên đầu trang