Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 13:19

Thứ bảy, 27/04/2024 | 13:19

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 16:13 ngày 12/12/2023

Tìm lời giải cho bài toán tăng năng suất lao động của Việt Nam

Theo chuyên gia, chương trình tăng năng suất lao động trong thời gian tới với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam tăng năng suất lao động đạt trên 6,5%/năm và ở top 3 các nước ASEAN; Về lĩnh vực sản xuất tăng 6,5-7%; Nông nghiệp và dịch vụ tăng 7-7,5%; Ngoài ra, 30% lao động đều có bằng cấp hoặc chứng chỉ đến năm 2025, 35 đến 40% đến năm 2030; Lao động trong nông nghiệp giảm xuống dưới 20%.
Chia sẻ về các hoạt động Hỗ trợ Chương trình tăng Năng suất lao động của Việt Nam, ông Luca Fedi - Chuyên gia chính sách việc làm và năng suất, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho hay, hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước Châu Á khác nhưng đang tăng nhanh hơn. Trước COVID-19, tốc độ tăng là 6.5%/năm, trung bình ở mức 5% mỗi năm từ 2012.
Gia tăng năng suất trong nông nghiệp và sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp năng suất thấp sang ngành dịch vụ và công nghiệp năng suất cao hơn (chuyển dịch cơ cấu) là các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp; Việt Nam đã, đang trải qua quá trình này cùng với sự tăng trưởng năng suất nhanh chóng và chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp.
Theo ông Luca Fedi, Việt Nam vẫn có tiềm năng thúc đẩy năng suất từ chuyển đổi trong nông nghiệp và chuyển dịch lao động sang sản xuất và dịch vụ; Nhưng khi các thách thức mới của nước thu nhập trung bình xuất hiện sẽ khó đạt được lợi ích từ năng suất hơn; Các chính sách công nghiệp cần hỗ trợ khắc phục điểm yếu của thị trường, tăng đầu tư vào các ngành có khả năng tăng năng suất, phát triển công nghệ;
Tiền lương cần phù hợp với mức tăng năng suất ở cấp độ nền kinh tế và cấp ngành để giảm thiểu bất bình đẳng và chia sẻ lợi ích, đồng thời ngăn chặn bẫy nhu cầu thấp mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Các thách thức mới trên thị trường lao động như thất nghiệp thanh niên và người cao tuổi, việc gia nhập thị trường lao động trở nên phức tạp hơn, chuyển dịch lao động giữa các lĩnh vực và công việc cần được giải quyết để tận dụng lao động kỹ năng cao và dịch chuyển sang việc làm có năng suất cao hơn; Kỹ năng cần phát triển phù hợp nhu cầu của nền kinh tế; Nguồn cung kỹ năng cần đa dạng theo nhu cầu của DN;
Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia Luca Fedi, Chương trình tăng năng suất lao động trong thời gian tới với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam tăng năng suất lao động đạt trên 6,5%/năm, và ở top 3 các nước ASEAN; Về lĩnh vực sản xuất tăng 6,5-7%; Nông nghiệp và dịch vụ tăng 7-7,5%; Ngoài ra, 30% lao động đều có bằng cấp hoặc chứng chỉ đến năm 2025, và 35 đến 40% đến năm 2030; Lao động trong nông nghiệp giảm xuống dưới 20%. Có thể thấy, các mục tiêu khá thực tế dựa trên xu hướng đã qua, cùng với đó, các yếu tố thúc đẩy năng suất đang thay đổi cần có chính sách chủ động để thúc đẩy đà tăng trưởng.
Cùng với đó, Chương trình tăng năng suất lao động quốc gia sẽ được thực hiện bởi nhiều bộ ngành và thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia. Trong đó, đối thoại chính sách với các bộ ngành liên quan (MPI, MOLISA, MoIT, MOET) và trong Ủy ban Năng suất quốc gia (vai trò của CIEM) về Chính sách công nghiệp; xác định mức tiền lương; dịch vụ việc làm, các chương trình thị trường lao động chủ động, thông tin thị trường lao động; giáo dục và đào tạo.
Về dữ liệu năng suất chi tiết do GSO tính toán, sử dụng số liệu thống kê của Việt Nam (hạn chế sử dụng các dữ liệu mô hình hóa của quốc tế) và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; Năng suất tính theo số giờ làm việc thực tế, không phải theo mỗi lao động; Năng suất theo ngành (ISIC cấp 1); Giải quyết sự đóng góp của vốn và lao động đầu vào cũng như “TFP thặng dư”; Lao động đầu vào vào TFP được điều chỉnh về chất lượng; lồng ghép các vấn đề then chốt đối với một quốc gia đang phát triển như tình trạng phi chính thức, chuyển đổi cơ cấu,…
Về nghiên cứu chẩn đoán ngành (cùng CIEM) để hiểu hơn về các yếu tố thúc đẩy cũng như hạn chế tăng trưởng năng suất và việc làm.
Nguồn: vietq.vn
lên đầu trang