Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 05/05/2024 | 22:38

Chủ nhật, 05/05/2024 | 22:38

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 11:54 ngày 30/01/2024

Khảo sát ảnh hưởng của công nghệ tôi laser tới độ cứng và cấu trúc tế vi của thép P18

Tóm tắt: 
Bài báo giới thiệu công nghệ tôi laser và trình bày kết quả khảo sát độ cứng, cấu trúc tế vi của mẫu thép P18 sau khi tôi laser. Công nghệ tôi laser có ưu điểm chính xác, hạn chế cong vênh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường so với các công nghệ tôi truyền thống. Mẫu thép P18 có kích thước Ø22x20 mm được mài qua các giấy nhám #240, 400, 600, 1000 và 1200 trước khi tôi (truyền thống và laser). Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất nguồn tôi laser và công nghệ tôi truyền thống (nung nóng thép trong lò điện trở và làm nguội trong dầu) đến độ cứng và tổ chức tế vi của thép P18. Tổ chức tế vi và độ cứng tế vi của mẫu lần lượt được xác định bằng kính hiển vi quang học Axiovert 40 MAT và máy đo độ cứng tế vi FM-700e. Độ cứng mẫu sau tôi với công suất nguồn laser 300, 500, 700 và 900 W tương ứng lần lượt là 280, 450, 940 và 1050 HV0,1, độ cứng mẫu tôi truyền thống là 650 HV0,1. Từ ảnh hiển vi quang học mẫu thép sau tôi laser, quan sát thấy vùng sáng màu và tối màu lần lượt tương ứng với vùng có độ cứng cao và vùng chuyển tiếp có độ cứng thấp hơn trong kết quả đo độ cứng tế vi.
Từ khóa: nhiệt luyện, thép P18, tôi laser, xử lý bề mặt
Hình ảnh mẫu tôi laser thép P18 với công suất 0,7 kW (LS0.7), thời gian tương tác giữa chùm laser và bề mặt mẫu 120 giây. (A) Mặt cắt ngang mẫu; (B) Vùng mẫu ngoài cùng tôi laser; (C) Nền thép ban đầu (Nguồn: Nhóm nghiên cứu) 
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Thành Hợp, Nguyễn Duy Dân
Viện Ứng dụng Công nghệ
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 65 - Tháng 11/2023

lên đầu trang