Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 15:54

Thứ bảy, 27/04/2024 | 15:54

Chính sách

Cập nhật lúc 11:31 ngày 20/03/2024

Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược) , Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược với các nhiệm vụ cụ thể.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược phát triển ngành than một cách sâu, rộng đến mọi thành phần kinh tế. Hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện, kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai và mức độ, khả năng đạt được các mục tiêu của Chiến lược.
Đồng thời, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành than theo từng năm và giai đoạn. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.
Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh minh hoạ - vtv.vn)
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị cụ thể hoá các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển ngành than; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Công Thương trong việc thực hiện mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển ngành than.
Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của Bộ Công Thương trong từng thời kỳ.
Riêng Vụ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Dầu khí và Than, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Cục ATMT, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững thực hiện các công việc sau đây:
Thứ nhất, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao, làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiến tiến trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, pha trộn và sử dụng than, quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật môi trường và an toàn sản xuất, phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, đẩy mạnh việc chuyển đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong công tác chế biến than thành các dạng năng lượng sạch, sản phẩm khác nhằm đa dạng hoá sản phẩm chế biến từ than.
Thứ tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong chế tạo thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh mỏ và xử lý môi trường vùng than,...
Thứ năm, rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy định quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp than phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế trong công tác thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, pha trộn, dự trữ, sử dụng than và tái sử dụng đất đá thải mỏ.
Thứ sáu, nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu giữ và sử dụng khí mỏ phát sinh trong quá trình sản xuất, sử dụng than.
Xem chi tiết: tại đây
Minh Khuê

lên đầu trang