Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 06/10/2024 | 12:20

Chủ nhật, 06/10/2024 | 12:20

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 09:12 ngày 30/07/2024

Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức tọa đàm kết nối kỹ thuật và khoa học công nghệ

Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) đã tổ chức chương trình Tọa đàm với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines và thảo luận các chuyên đề hợp tác cùng nhau trong tương lai.
Tới dự sự kiện có Ông Chu Việt Cường – đại diện lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp – Bộ Công thương;  PGS.TS Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng nhà trường; Ông AGUSTIN M. FUDOLIG – Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines; Ông AMBROSIO B. CULTURA – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam Philippines; Ông ARTHUR G. IBANEZ – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Kiến trúc Philippines; Ông AUDY R. QUEBRAL – Đại diện Ban điều hành Trường Đại học bang Cagayan, Philippines.
Toạ đàm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho sinh viên UNETI (Ảnh: UNETI)
Tọa đàm được tổ chức nhằm trao đổi về các lĩnh vực vật liệu kim loại, thiết kế, gia công, vận hành sản phẩm cơ khí, tự động hóa, các nhóm nghiên cứu trọng điểm, xu hướng dịch chuyển từ các module truyền thống sang phát triển các module theo công nghệ hiện đại, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong tương lai gần. Đây là một trong các lĩnh vực trọng tâm của Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, một trong những trường Đại học trọng điểm của Bộ Công thương trong định hướng phát triển của Nhà trường là một trong những trường Đại học theo định hướng ứng dụng hàng đầu của Bộ Công thương.
Đoàn công tác đến từ Philippines thăm quan cơ sở vật chất của UNETI (Ảnh: UNETI)
Tại buổi làm việc, đại diện UNETI đã trình bày xu hướng đào tạo ngành nghề, phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ và phát triển bền vững. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Nhà trường thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo dành cho sinh viên các ngành học khác nhau, bậc học khác nhau, phát triển đa ngành nghề, phát triển, mở rộng các nhóm nghiên cứu trọng điểm. Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương thức tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate) nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 
Các đại biểu tham gia tọa đàm cũng được lắng nghe đại diện lãnh đạo các Trường Đại học của Philippines cũng đề cập đến xu hướng phát triển giáo dục của đất nước Philippines và các mô hình hợp tác giáo dục đào tạo của mỗi trường. Trên cơ sở đó, các bên cùng nhau trao đổi, đặt câu hỏi, trả lời và cùng đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, hợp tác chặt chẽ để giảm thiểu các thách thức, đầu tư dài hạn đổi mới khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cho các bên.
Trong khuôn khổ sự kiện, đoàn công tác đến từ đi Philippines cũng dành thời gian đi tham quan phòng STEM, phòng truyền thống và các phòng thực hành củaTrường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp.
Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp  tổ chức Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp để chọn lọc các hạt giống tài năng, chọn lọc các ý tưởng để triển khai, thực hiện ý tưởng trong thực tế, không còn chỉ là ý tưởng nghiên cứu trên giấy. Ngoài ra, Nhà trường cũng hợp tác tác đào tạo với các trường Đại học quốc tế uy tín trong khu vực và thế giới, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng các cơ hội đào tạo để sinh viên có nhiều chọn lựa phát triển bản thân. 
Tố Uyên


lên đầu trang