Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 06/10/2024 | 10:17

Chủ nhật, 06/10/2024 | 10:17

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:13 ngày 13/09/2024

Đắk Nông: Triển khai thực hiện nhiều đề án liên quan đến khoa học công nghệ

Việc thực hiện các đề án giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 583/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2024 về việc triển khai thực hiện các Đề án của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả đối với hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực: sản xuất giống vật nuôi; sơ chế, chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi; xây dựng chuồng trại và thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh nhằm nâng cao hiệu quả ngành sản xuất chăn nuôi và phát triển bền vững.
Tỉnh Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm... làm thức ăn chăn nuôi. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng tối thiểu 30% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời,  đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến về trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại quy mô vừa và quy mô lớn sử dụng chuồng trại với thiết bị hiện đại đạt 70% trở lên.
Phát triển khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (Ảnh minh hoạ - VnEconomy)
Ngoài ra, tỉnh sẽ ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực: (1) công tác lai tạo, sản xuất giống vật nuôi đáp ứng 90% nhu cầu giống lợn, 60% nhu cầu giống bỏ và 50% nhu cầu giống gia cầm cho sản xuất trên địa bàn tỉnh; (2) Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi, khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công - nông nghiệp - thủy sản; sử dụng chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường. (3) Chuyển giao công nghệ, trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 50% nhu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững, các cơ sở chăn nuôi đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, hệ thống xử thu gom xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường hưởng tới chăn nuôi bền vững.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Một là, tuyên truyền, phổ biến nội dung các Quyết định: số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030, số 587/QĐ-TTg ngày 03/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; số 1742/QĐ-TT ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn muối, sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Hai là, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất thức ăn gia súc, chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi; sản xuất giống vật nuôi, công nghệ chuồng trại chăn nuôi; Thúc đẩy xúc tiến đầu tư, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất thúc ăn chăn nuôi; chế biến phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn mới cho gia súc, gia cầm; sản xuất giống vật nuôi ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo, sản xuất trong thiết bị chuồng trại hiện đại, đồng bộ và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ba là, tăng cường Ứng dụng khoa học vào sản xuất, quản lý giống vật nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm chất lượng, hiệu quả cao và thân thiện môi trường; Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.
Bốn là, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất giống vật nuôi. Tăng cường xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp giống vật nuôi theo hình thức xã hội hóa; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý giống vật nuôi, chuyển giao công nghệ và quản lý trang trại giống vật nuôi; Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống vật nuôi; ứng dụng mà số, mã vạch phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng giống 
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và xử lý chất thải trong chăn nuôi; Bổ sung kịp thời các chính sách về chăn nuôi để phát triển bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sáu là, ứng dụng, chuyển giao công nghệ chuồng trại, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và bảo vệ môi trường. Xây dựng các dự án, mô hình thực nghiệm chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành mô hình sản xuất phân bón hữu cơ hoặc mô hình nuôi côn trùng, sinh vật làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi; Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi và phát triển các mô hình sản xuất chăn nuôi tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.
Xem chi tiết: tại đây
Tố Uyên

lên đầu trang