Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 01:04

Thứ hai, 29/04/2024 | 01:04

Tin KHCN

Cập nhật lúc 12:58 ngày 19/04/2020

Ứng dụng khoa học công nghệ: Động lực tăng trưởng bền vững ngành Khai khoáng

Trong những năm vừa qua, ngành Khai khoáng đã có những bước phát triển vượt bậc về đầu tư công nghệ, thiết bị sản xuất cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác, chế biến và quản lý vận hành. Đến nay, tập đoàn TKV đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trên Thế giới, chủ động chế tạo, nội địa hóa thiết bị phụ tùng sản xuất. Nhờ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến môi trường làm việc hiệu quả đảm bảo an toàn cho lao động.
Thành quả mà ứng dụng khoa học công nghệ mang lại cho TKV là vô cùng đáng kể. Giá trị kinh tế từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại ước tính lên tới 250 tỷ đồng/năm, thúc đẩy năng suất lao động tăng bình quân 3-5% mỗi năm, sản lượng khai thác bằng cơ giới hóa đạt 11,6%. Năm 2019, TKV khai thác được hơn 40,5 triệu tấn than (tăng 3,9 triệu tấn so với năm 2018), tiêu thụ hơn 45 triệu tấn.
Hoạt động khai thác than lộ thiên tại các đơn vị của TKV đã được thực hiện cơ giới hóa tại các khâu sản xuất. Các thiết bị cơ giới hóa được áp dụng một cách đồng bộ nhằm tiết kiệm chi phí, điển hình như máy khoan đường kính lớn, máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích 12m3, hệ thống vận tải liên hợp giữa ô tô và băng tải, đưa máy cầy xới dần thay thế công nghệ khoan nổ mìn tại các khu vực phù hợp. Công nghệ đào chống lò bằng vì neo giúp đẩy nhanh tốc độ đào lò, giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện làm việc an toàn cho thợ lò.
Sáng kiến “Thu hồi than sử dụng cơ cấu co rút xà đuôi của giàn mềm trong khai thác lò chơ xiên chéo chống giữ bằng gian chống mềm ZRY của Công ty Than Vàng Danh đã giúp công ty tăng sản lượng thêm 16%, năng suất lao động tăng 12,1%, giảm tổn thất than lò chợ từ 21% xuống còn 17%.
Công nghệ tự động hóa được áp dụng vào hoạt động vận hành, điều khiển giám sát, giúp các đơn vị giảm được lao động trực tiếp tại khu vực vận hành máy. Điển hình như trung tâm Điều hành sản xuất tập trung của Công ty CP Than Hà Lầm được đưa vào hoạt động đầu tháng 2/2018; Nhà điều hành tập trung hệ thống tự động hóa trạm quạ +120 của than Mạo Khê . Riêng về áp dụng tự động hóa, tin học trong sản xuất chế biến than năm 2018, TKV đã giảm được 463 lao động trực tiếp, lợi nhuận kinh tế ước đạt 260 tỷ đồng/năm.
Trong giai đoạn tiếp theo, TKV đã xác định rõ phương hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới, bao gồm các hoạt động giúp cải thiện năng suất, giảm tốn thất tài nguyên, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn lao động. Chính vì vậy, các đơn vị của Tập đoàn phấn đấu tiếp tục phát triển khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý với 3 trọng tâm là áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa và tin học hóa vào tất cả các lĩnh vực từ khai thác, sàng tuyển đến chế biến than. Đồng thời, chú trọng các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng lao động để chủ động tiếp cận công nghệ, ứng dụng công nghệ trong vận hành.
Văn phòng NSCL tổng hợp
lên đầu trang