Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 04/05/2024 | 20:20

Thứ bảy, 04/05/2024 | 20:20

Chính sách

Cập nhật lúc 10:52 ngày 07/08/2014

Kinh nghiệm nâng cao năng suất chất lượng từ châu Mỹ-Latinh

Mới đây những báo cáo nghiên cứu của tổ chức ASQ đã cho thấy các công ty tại khu vực Mỹ Latinh đang có những tiến bộ đáng kể để vươn lên tầm thế giới khi áp dụng các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả chất lượng.

Làm thế nào để đảm bảo chất lượng các ngành công nghiệp ở Mỹ Latinh? Liệu có sự khác biệt nào giữa khối ngành dịch vụ và sản xuất? Ai chịu trách nhiệm giám sát những thay đổi này?

Đây là những câu hỏi được đặt ra trong một nghiên cứu gần đây của tổ chức ASQ, một mạng lưới toàn cầu các chuyên gia trong lĩnh vực nâng cao chất lượng. ASQ đã tiến hành khảo sát hơn 1,991 công ty từ 22 quốc gia về các hoạt động thực tiễn của họ, bao gồm: chất lượng quản lý sản xuất trong các ngành công nghiệp dịch vụ; cách thức nhân viên được đào tạo và chuẩn bị cho tiêu chuẩn chất lượng; và làm thế nào những nhà lãnh đạo xem như là một thành phần của chiến lược chất lượng.

Các công ty tại Mỹ Latinh đang áp dụng các chính sách quản lý nâng cao hiệu quả chất lượng

Tại khu vực Mỹ Latinh, các công ty lớn đều tập trung tại Brazil và Mexico, cùng với đó các quá trình nâng cao chất lượng quản lý hàng đầu đều được áp dụng. Và điều này đang nhận được nhiều sự quan tâm để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và khả năng cạnh tranh.

Những lợi ích này đóng góp rất lớn vào sự phát triển của các quốc gia. Nhờ đó mà chất lượng công nghiệp và dịch vụ của các nước trong khu vực đã vươn đến tầm thế giới.

Theo đánh giá của ASQ, các công ty Mỹ Latinh có thể được chia thành hai kiểu: Thứ nhất, các công ty được đánh giá cao trong tổ chức, định hướng hành động và cung cấp các chỉ số thời gian thực cho quá trình thực hiện sản xuất. Điều này khiến chất lượng đầu ra có xu hướng tốt hơn và sản lượng nhiều hơn nữa trong khi các biến cố trong quá trình sản xuất ít hơn.

Thứ hai, các công ty không có phương pháp tiếp cận có hệ thống để đảm bảo chất lượng. Trong khi đó lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sản xuất hay dịch vụ đòi hỏi phải có những sản phấm tốt làm thoải mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Điều này cần đòi hỏi những nỗ lực cao hơn nhiều trong sản xuất. Tuy nhiên, do không có cách quản lý hiệu quả, các công ty này đều có tình trạng chung: sản lượng thấp, lợi nhuận không cao dẫn đến hiệu quả tổng thể kém. Quan trọng hơn là các công ty này không có tầm nhìn về cách tiếp cận mang tính đột phá để tăng hiệu suất chất lượng. Trong chương trình nghiên cứu phân tích cho thấy, khoảng 90% các công ty tại Brazil và Mexico xác nhận rằng họ đã sử dụng quá trình tiêu chuẩn hóa cho việc quản lý chất lượng.

Các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe đòi hỏi yêu cầu chất lượng dịch vụ khá cao

Cụ thể, tại Mexico, hầu hết các công ty thường sử dụng các công cụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) như một khuôn khổ chất lượng và chỉ có 6% các công ty còn lại không sử dụng bất kỳ khuôn khổ chất lượng nào.

Ở Brazil, 64% công ty kết hợp các công cụ quản lý khác nhau và sử dụng ISO như một khuôn khổ để cải thiện chất lượng của họ trong khi đó 23% công ty còn lại không sử dụng bất kỳ khuôn khổ cải thiện chất lượng nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty không sử dụng bất kỳ phương pháp tiếp cận có hệ thống nào để tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đang lãng phí rất nhiều nguồn lực.

Trong cơ cấu của các công ty áp dụng những quy trình kiểm soát. Những lãnh đạo cấp cao, thường là giám đốc điều hành hay chủ tịch nói rằng, họ quản lý chất lượng thông qua một ủy ban được tập hợp bởi nhiều trưởng các bộ phận và phòng ban trong công ty. Theo thống kê, gần 75% tất cả các công ty được khảo sát cho biếtcác báo chất lượng từ các bộ phận được đưa trực tiếp cho giám đốc điều hành hoặc tương đương. Đặc biệt là tại Mexico và Brazil yêu cầu tỷ lệ này là đặc biệt cao, lần lượt lên đến 83% và 71%.  Ngoài ra tại các công ty, việc để cho nhân viên cấp dưới được tham gia vào quy trình cải tiến chất lượng được diễn ra phổ biến. Tỷ lệ này tại Brazil và Mexico lần lượt là 35% và 23% trong khi đó con số này là 24,4% tại Mỹ. Điều này khiến cho các lãnh đạo cấp cao có thể đưa ra những biện pháp dựa trên số liệu chứ không phải bằng trực giác. 

Hơn 80% công ty được hỏi tại cả Brazil và Mexico cho biết hầu hết hoặc tất cả các báo cáo chất lượng được chuẩn hóa trong toàn bộ tổ chức. Vì vậy, việc lựa chọn một biện pháp phổ biến  cũng như các biện pháp đúng đắn dựa trên dữ liệu  có thể có một tác động mạnh mẽ đến hiệu suất tổng thể.

Những nghiên cứu này có tác dụng thúc đẩy các nỗ lực trong quá trình hội nhập thông qua việc sử dụng nhiều công cụ quản lý chất lượng tốt và tiêu chuẩn hơn. Chẳng hạn như Lean Six Sigma (L&SS), hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và các tiêu chuẩn ISO cho sản xuất cũng như ngành công nghiệp dịch vụ.

Thực tế chỉ ra rằng, các nước Mỹ Latinh đang không ngừng vận động phát triển trong môi trường “quốc tế hóa” và có thể học hỏi, nhân rộng thêm những thành công mà các nước khu vực phía bắc như Mỹ và Canada đã đạt được.

Thanh Tùng (VietQ.vn)

 

 

lên đầu trang