Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 18/05/2024 | 18:38

Thứ bảy, 18/05/2024 | 18:38

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 07:55 ngày 24/07/2020

Một số định hướng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khai thác lò dọc vỉa phân tầng, sử dụng giàn tự hành kết hợp khoan, nổ mìn trong lỗ khoan dài

Tóm tắt:
Hiện nay, để khai thác đối tượng vỉa dày, dốc, hầu hết các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh đang áp dụng các loại hình công nghệ khai thác gương lò ngắn, với mức độ cơ giới hóa hạn chế, giá thành khai thác cao và tổn thất than lớn. Nội dung chính của bài báo là tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài về áp dụng CGH khai thác vỉa dày, dốc, phân tích những tồn tại từ các thử nghiệm đã thực hiện trong nước. Từ đó, đề xuất một số định hướng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ. 
Đặt vấn đề
Trong tổng số hơn 630 triệu tấn trữ lượng địa chất huy động trong các dự án mỏ than hầm lò, trữ lượng các vỉa dày, dốc đứng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 67,5 triệu tấn - tương đương gần 11% tổng trữ lượng huy động. Hiện nay, để khai thác đối tượng vỉa dày, dốc đứng, các mỏ hầm lò trong nước chủ yếu áp dụng các loại hình công nghệ khai thác gương lò ngắn, như lò dọc vỉa phân tầng (DVPT), chia lớp bằng hoặc chia lớp ngang nghiêng (CLNN), chống giữ bằng vì chống thủy lực (giá thủy lực di động, giá khung), khấu than bằng khoan nổ mìn. Các công nghệ này cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của sản xuất giai đoạn trước đây, song do mức độ cơ giới hóa (CGH) chưa cao, hạn chế về sức kháng tải của thiết bị chống giữ và công tác khoan nổ mìn, nên thực tế hiệu quả đạt được còn thấp, giá thành khai thác cao và tổn thất than lớn. Đối với công nghệ khai thác lò DVPT, sản lượng đạt được từ 30 - 45 nghìn tấn/năm cho mỗi gương khai thác, năng suất lao động từ 2,8 - 4,5 tấn/công, chi phí mét lò chuẩn bị từ 20 - 25 m/1000 tấn, tổn thất than 35 - 40%. Đối với những vỉa dày hơn, cho phép áp dụng công nghệ khai thác CLNN, sản lượng đạt được từ 50 - 80 nghìn tấn/năm, năng suất lao động từ 4,2 - 6,0 tấn/công, chi phí mét lò chuẩn bị từ 15 - 20 m/1000T, tổn thất than 30 - 35%. Cùng với đó, mức độ an toàn và điều kiện làm việc của người lao động còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp hơn cho đối tượng vỉa dày, dốc đứng vẫn cần được tiếp tục.
Xem toàn bộ bài viết tại đây.
Some orientations for study, completion on the sublevel roadway mining
technology with self-acting shield support combined with blast drilling
in long boreholes
Dr. Cao Quoc Viet, MSc. Ngo Van Thang
Vinacomin institute of Mining Science and Technology
Abstract:
Currently, in order to exploit thick and steep seams, mo st of the underground coalmines in Quang Ninh area are applying various types of mining technologyfor shortfaces with limited mechanization, high exploitation cost and large coal losses. The main content of the paper is to summerize foreign experiences in the mechanized application on exploitation of thick, steep seams and analyze the shortcomings from the tests carried out domestically. From there, some research directions are proposed toperfect the technology.
TS. Cao Quốc Việt, ThS. Ngô Văn Thắng - Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin
(Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học công nghệ Mỏ, số 2 năm 2020)

lên đầu trang