Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 10/05/2024 | 09:47

Thứ sáu, 10/05/2024 | 09:47

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 07:50 ngày 21/08/2020

Ứng dụng TPM trong nhà máy chế biến thực phẩm – Một nghiên cứu điển hình của SA Partner (Phần 1)

SA Partner là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cải tiến tại Anh. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, cho đến nay, công ty đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường thế giới thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Hiện công ty đã xây dựng một mạng lưới chi nhánh tại nhiều quốc gia như Anh, Úc, Ireland và Hoa Kì.
Khách hàng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm là một trong những ưu tiên hàng đầu của SA Partner. Trong số đó, một nhà máy (giấu tên) tại Anh đã được hướng dẫn áp dụng công cụ cải tiến TPM và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Thách thức
Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, do số lượng đơn đặt hàng tăng nhanh hơn so với khả năng đáp ứng của nhà máy nên ban lãnh đạo doanh nghiệp đã phải tìm đến sự hỗ trợ của SA Partner. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là tìm ra giải pháp cải thiện năng suất ngắn hạn, ưu tiên tận dụng các nguồn lực hiện có thay vì mở rộng quy mô nhà máy.
Lời đáp của SA Partner
Sau một thời gian khảo sát, các chuyên gia của SA Partner đã nhìn ra tiềm năng của việc nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị và TPM là công cụ phù hợp để giải quyết vấn đề đáp ứng nguồn hàng theo yêu cầu của ban lãnh đạo nhà máy. Phương pháp luận được SA Partner sử dụng là cải thiện các chỉ số thành phần của OEE, từ đó dẫn đến cải thiện hiệu suất thiết bị tổng thế và tối ưu hóa năng suất.
OEE (overall equipment effectiveness) là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động của một hay một nhóm thiết bị, được cấu thành bởi 3 chỉ số thành phần là: Availability (tính sẵn sàng), đo lượng tổn thất về thời gian vận hành; Quality (tỷ lệ chất lượng), đo lượng tổn thất chất lượng và Performance (tỷ lệ hiệu suất), đo lượng tổn thất về tốc độ vận hành. Việc hạn chế hoặc loại bỏ được các tổn thất trên có thể được thực hiện thông qua phân tích thực trạng.
Ví dụ: Các kế hoạch dừng hoặc sắp xếp ca không theo lịch trình về mặt lý thuyết cũng là một hao tổn có sẵn. Máy có thể hoạt động hai mươi bốn giờ mỗi ngày và bảy ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu có hoạt động, chẳng hạn, chỉ có hai ca trong năm ngày mỗi tuần, thì các ca không theo lịch trình thường không được coi là hao tổn. Tất nhiên, nếu nhu cầu của khách hàng vượt xa công suất của máy trong hai ca này, thì việc làm thêm các ca không theo lịch là hao tổn. Trong mọi trường hợp, nếu không bao gồm các thời điểm dừng theo kế hoạch này, chúng vẫn nên được ghi nhận là các điểm tiềm năng có thể giúp cải thiện hiệu suất thiết bị.
(Còn tiếp)
Theo Văn phòng NSCL
lên đầu trang