Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 18/05/2024 | 13:42

Thứ bảy, 18/05/2024 | 13:42

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 11:59 ngày 08/09/2020

Nghiên cứu công cụ phân tích dòng nguyên vật liệu nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp nhiệt điện

Tại Việt Nam, thúc đẩy một nền kinh tế xanh cho phát triển bền vững sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước gắn với bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, các nhà máy nhiệt điện đang xây dựng và đã đi vào vận hành với đặc thù công nghệ của nhiệt điện đốt than, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp. Hai mươi nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15,7 triệu tấn/năm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các công cụ sản xuất, quản lý luôn được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và xã hội, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường và đảm bảo sản xuất bền vững cho nền kinh tế.
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp được xem như một quá trình di chuyển dòng NVL. Nói cách khác, hệ thống này bao gồm dòng NVL tạo ra giá trị gia tăng (từ mua NVL đầu vào thông qua gia đoạn sản xuất đặc thù tới phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng. Theo quản lý quá trình, doanh nghiệp sản xuất được xem như một quá trình di chuyển dòng NVL. Nói cách khác, hệ thống này bao gồm dòng NVL liên hệ với tạo ra giá trị gia tăng (từ mua NVL đầu vào thông qua gia đoạn sản xuất đặc thù tới phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng. Phân tích dòng nguyên vật liệu (Material Flow Analysis - MFA) là một công cụ quan trọng nhằm quản lý quá trình sản xuất thông qua sự theo dõi sự vận động của nguyên vật liệu từ tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm, tái sử dụng, phế liệu và chỉ ra những ảnh hưởng của từng giai đoạn sử dụng NVL tới môi trường. Nghiên cứu phân tích dòng NVL có thể hướng tới toàn bộ nền kinh tế, các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp hay từng loại NVL, sản phẩm hay một loại vật chất nào đó.
Như vậy, MFA là công cụ để đánh giá về sử dụng NVL hướng tới tiết kiệm chi phí NVL trong doanh nghiệp. Những điều kiện áp dụng, cách thức vận dụng chi tiết công cụ MFA để từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đánh giá sử dụng NVL là cần thiết. Do đó, nghiên cứu công cụ phân tích dòng nguyên vật liệu nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp nhiệt điện được lựa chọn là nội dung nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu là doanh nghiệp nhiệt điện. Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Trường Đại học Điện lực cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Tố Tâm thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu vận dụng công cụ phân tích dòng NVL nhằm cung cấp thông tin tối ưu quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhiệt điện.
Trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại NVL chính hầu hết tăng dần qua các năm, đây là nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh năng lượng và ảnh hưởng tới môi trường. Phân tích dòng NVL hướng tới sự theo dõi sự vận động của nguyên vật liệu từ tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm, tái sử dụng, tái chế, thanh lý phế liệu và chỉ ra những ảnh hưởng của từng giai đoạn sử dụng NVL tới môi trường.
Về bản chất, phân tích dòng NVL gồm hai nội dung chính: Kế toán dòng NVL (Material flow accounting - MFA) và các chỉ số dòng NVL (material flow indicators):
Trong các doanh nghiệp, sự cân bằng vật chất của đầu vào và đầu ra được sử dụng nhiều hơn như một phần của những báo cáo môi trường và cung cấp thông tin đáng kể cho quản lý môi trường. Phân tích dòng NVL hữu ích cho phát triển quá trình giám sát trong đánh giá năng suất sử dụng nguồn lực và hiệu suất môi trường tại các cấp độ doanh nghiệp hoặc nhà máy. Nó cũng giúp thiết lập các chiến lược công ty về đầu tư, phát thải và giám sát sự các nguồn lực quan trọng sẵn có và sự phương hại của doanh nghiệp hay nhà máy tới việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Phân tích dòng NVL của một loại NVL công nghiệp cụ thể ví dụ như kim loại, có thể làm sáng tỏ thêm về những khái niệm như năng suất sử dụng nguồn lực và mối liên hệ với năng suất lao động, giá NVL và sự cạnh tranh.
Nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích và đánh giá để xác định cơ sở lý thuyết của phân tích dòng NVL là công cụ giảm thiểu lãng phí và từ đó tối ưu hoá quá trình sản xuất; tổng hợp ý kiến chuyên gia về thực trạng và thực tế áp dụng. Phân tích, tổng hợp sẽ được lựa chọn, từ đó tìm ra các vấn đề và đề xuất tiềm năng áp dụng cho nghiên cứu công cụ phân tích dòng NVL trong doanh nghiệp nhiệt điện.
Từ những phân tích trên cho thấy việc áp dụng MFA, MFCA trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích từ thông qua việc cung cấp khả năng như: Cải tiến quá trình sản xuất vì MFA, MFCA giúp phân tích hợp lý và chính xác những giai đoạn sản xuất, xác định ảnh hưởng của dòng di chuyển NVL tới giá trị thành phẩm, lãng phí NVL; Hỗ trợ phân tích chi phí nhằm cắt giảm giá thành sản xuất từ đó dẫn đến yêu cầu nghiên cứu về thiết kế sản phẩm, xây dựng định mức nguyên vật liệu; Hỗ trợ công tác lập kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể cho việc cải tiến tại phân xưởng, nhà máy (kiểm tra chất lượng, ISO, bảo trì máy móc…); Ứng dụng trong chuỗi cung ứng, mang lại lợi ích cho xã hội và (5) nâng cao uy tín của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Phân tích dòng NVL là công cụ quản lý nhằm cắt giảm lãng phí trong sử dụng NVL và tác động đến môi trường. Các doanh nghiệp nhiệt điện nghiên cứu áp dụng công cụ phân tích dòng NVL, đảm bảo sự cân bằng vật chất trong sử dụng NVL chính, tính đủ các lãng phí, giá thành điện và chi phí không được tính vào chi phí sản phẩm. Bằng nghiên cứu tình huống điển hình tại 2 nhà máy nhiệt điện phía Bắc Việt Nam, các tác giả đã thực hiện đánh giá định lượng về chi phí NVL và phân tách thành từng loại chi phí theo yêu cầu của MFCA.
Với các giả thuyết và đưa ra biểu mẫu cho quy trình thực hiện kế toán chi phí dòng NVL, đề tài đã đưa ra được các hướng dẫn cụ thể, giúp xác định lãng phí trong tính giá thành điện sản xuất và lãng phí nhiều ở công đoạn nào để có những hành động phù hợp.
Theo: NASATI
lên đầu trang