Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 05/05/2024 | 12:13

Chủ nhật, 05/05/2024 | 12:13

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:01 ngày 28/12/2020

Nền tảng Make in Vietnam giải quyết bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp

MISA AMIS mang tinh thần sản phẩm Make in Vietnam - được sáng tạo, thiết kế để giải quyết bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt nói riêng và góp phần thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam thành quốc gia số nói chung.
Ngày 25/12/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ giới thiệu Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS nằm trong chương trình giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa phát biểu tại sự kiện
MISA AMIS là nền tảng quản trị toàn diện nhất cho doanh nghiệp xoay quanh 4 mảng cốt lõi: Tài chính, kinh doanh, nhân sự và điều hành. Mỗi mảng này được chia thành hàng chục ứng dụng nhỏ tương ứng với các nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp quy mô, nhu cầu đến đâu thì chọn sử dụng các ứng dụng tới đó. Việc này không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ dữ liệu giữa các bộ phận.
MISA phát triển nền tảng theo định hướng dựa trên sự nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu của người dùng qua quá trình 26 năm triển khai giải pháp số cho doanh nghiệp. Bởi vậy, nền tảng được xây dựng để giải quyết ba bài toán lớn mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số như: Không đủ chi phí để đầu tư các hệ thống ERP của nước ngoài; các giải pháp trên thị trường không theo suốt được cả quá trình phát triển của doanh nghiệp; các giải pháp đang ứng dụng riêng lẻ từng bộ phận thì thiếu sự kết nối trong nội bộ với nhau và với các hệ thống bên ngoài doanh nghiệp để quản trị toàn diện.
Được phát triển để trở thành thành trung tâm kết nối các ứng dụng phục vụ mọi hoạt động của doanh nghiệp, MISA hiện có hơn 1.000 đang đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công ty cung cấp dịch vụ khác như ngân hàng, sàn tuyển dụng/thương mại điện tử, bảo hiểm, giao vận… Việc kết nối này mang tới sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian tối đa cho doanh nghiệp. Thay vì phải sử dụng cùng lúc nhiều nền tảng, giờ đây, doanh nghiệp có thể thao tác mọi nghiệp vụ, mọi giao dịch trên một hệ thống duy nhất.
Ứng dụng những công nghệ mới 4.0 mới nhất, MISA AMIS mang đến trải nghiệm mới về làm việc và điều hành thông minh cho người dùng. Cụ thể, dựa trên Cloud, MISA AMIS giúp nhân sự làm việc được bất cứ lúc nào và ở đâu với nhiều thiết bị khác nhau (PC, laptop, tablet, mobile), tạo thành mô hình văn phòng di động. Trong bối cảnh giãn cách do Covid-19, doanh nghiệp cũng không gặp sự cố gián đoạn hoạt động vận hành nào.
Ngoài ra, nền tảng cũng được ứng dụng các công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa và xử lý thông tin thông minh, giám đốc tài chính số, nhân sự số; xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), tự động nhập liệu hồ sơ nhân viên, scan card khách hàng...
Nhờ công nghệ, MISA AMIS sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao 47% hiệu suất làm việc của nhân viên. Vì khi sử dụng nền tảng, các phần mềm sẽ tự động ghi nhận dữ liệu thay vì thao tác nhập liệu thủ công trước đây. Ví dụ như phần mềm kế toán tự lấy số liệu doanh thu từ phần mềm bán hàng ngay khi phát sinh hoạt động mua bán mà không cần kế toán ghi nhận bằng tay.
Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc MISA cho biết: Nền tảng sẽ giúp cho doanh nghiệp hội tụ dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích ra quyết định điều hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Đồng thời việc kết nối với các đối tác bên ngoài sẽ tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng đối tác khi cùng tham gia vào nền tảng.
“MISA AMIS hiện đang được ứng dụng tại hơn 12.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, với nhiều đơn vị lớn như: Savico, Dược phẩm Nhất Nhất, nhà hàng Trống Đồng Palace, Ausdoor, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Thành Thành Công, Le Bros…” - bà Đinh Thị Thúy cho hay.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ: Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định sẽ chuyển đổi số toàn diện 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 kinh tế số đóng góp 20% GDP và góp phần tăng năng suất lao động lao động trung bình ít nhất 7%.
“Về kinh tế số, để thành công, toàn bộ những hoạt động của các doanh nghiệp phải hướng tới môi trường số, đặc biệt là hướng tới hai loại hình doanh nghiệp gồm doanh nghiệp số và ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp truyền thống. Việc ra mắt nền tảng MISA AMIS nằm trong kế hoạch thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp” - ông Nguyễn Phú Tiến nói.
MISA AMIS là một trong những nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu của chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang