Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:34

Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:34

Chính sách

Cập nhật lúc 20:07 ngày 18/08/2015

KHCN giúp thay đổi diện mạo ngành Thép

Để đẩy mạnh vai trò của đổi mới KHCN trong tái cấu trúc DN phải triển khai đồng bộ các hoạt động gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và sản xuất, nghiên cứu ứng dụng cùng với các hoạt động khác như thông tin KHCN, hợp tác quốc tế và sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó là đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KHCN, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tính chuyên môn hóa cao, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.


Đối với Tổng công ty Thép luôn xác định KHCN là động lực của sự phát triển, nên đã chủ động đầu tư, đổi mới KHCN nhằm nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tiêu hao vật tư năng lượng. Giai đoạn 2010-2014 đã triển khai Dự án đầu tư liên hợp khai thác mỏ quặng sắt Quý Xa; Nhà máy gang thép Lào Cai sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn/năm... Áp dụng cải tiến nạp phôi nóng ở nhà máy cán thép Thái Nguyên năm 2012 đã giảm được tiêu hao dầu FO 5-6 lít/tấn; Dự án nâng cao hiệu quả nạp phôi nóng ở Công ty thép miền Nam (năm 2012-2013) đã giảm tiêu hao khí CNG từ 1,0mm BTU/tấn xuống còn 0,725mm BTU/tấn (tương đương 18,8 lít/tấn). Trong năm 2013, áp dụng nung nóng bằng lò cảm ứng tần số của Công ty thép Thủ Đức và Công ty CP thép Biên Hòa đã giảm tiêu khí CNG và giảm giá thành nung phôi từ 200-250 đ/tấn sản phẩm... Đầu tư ứng dụng KHCN không chỉ giúp giảm tiêu hao năng lượng mà còn tận thu nhiệt khí, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu…

Tất cả những điều đó đã giúp thay đổi diện mạo ngành Thép, tăng chất lượng sản phẩm, sản xuất dần thân thiện với môi trường, tăng sức cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

lên đầu trang