Thứ sáu, 01/11/2024 | 11:25
Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020), sáng ngày 25/9/2020, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Deloitte Việt Nam, tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội đang thay đổi”.
Những năm qua, bên cạnh việc chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, Công ty CP Sản xuất Biến thế HBT Việt Nam (HBT Việt Nam) luôn đặc biệt coi trọng nhân tố con người, trong đó vai trò cán bộ chủ chốt là hết sức quan trọng và cần thiết. Không chỉ vậy, để xây dựng được một đội ngũ CBCNV có năng lực chuyên môn và tâm huyết với công việc từ các phòng, ban tới các đội, xưởng cũng được HBT Việt Nam rất quan tâm.
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo trực tuyến “Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số: Yếu tố thành công” mới đây.
Theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp cần cùng Bộ góp phần nâng tầm hệ thống sáng tạo quốc gia để đưa khoa học-công nghệ là động lực then chốt trong phát triển nhanh và bền vững.
Các mô hình kinh tế truyền thống (tuyến tính) đã tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại suốt nhiều thập kỷ qua nhưng cũng đem đến sự ô nhiễm, cạn kiệt; thì mô hình kinh tế tuần hoàn lại đang là “ngọn gió mới” mang theo sự kỳ vọng phát triển bền vững cho nhân loại hôm nay và mai sau.
Ngành sản xuất bao bì giấy đang đứng trước yêu cầu phải giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Tiêu chuẩn mới về vật liệu hỗ trợ vừa được ASTM phát triển nhằm tăng tính bền vững của bê tông cũng như thay thế các vật liệu kết dính bổ sung trong xây dựng và công nghiệp.
Với mong muốn tạo diễn đàn đối thoại đa bên để tiếp tục đưa ra các đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, loại bỏ các rào cản, phục hồi và tăng trưởng kinh tế Xanh, ngày 25/8/2020, tại Hà Nội đã chính thức khai mạc Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2020.
Phát triển bền vững bao gồm tận dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất, đồng thời tiến tới bảo vệ môi trường.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, nếu xem nhẹ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, DN Việt Nam sẽ không dễ tiếp cận được thị trường châu Âu (EU).
Để doanh nghiệp (DN) duy trì thị phần và mở rộng kim ngạch xuất khẩu (XK) trái cây sang Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị, trước mắt, sản xuất cần tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững, tổ chức được nguồn hàng đáp ứng đúng và đủ nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước này.
Với những thành tựu khoa học, công nghệ vượt bậc của nhân loại, công nghệ sinh học (CNSH) từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới.
Các mô hình tiêu dùng không bền vững là chuẩn mực sử dụng trong nhiều năm và là nhân tố tác động xấu tới môi trường, làm cạn kiệt nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên, góp phần gây ra các vấn đề xã hội như nghèo đói và cản trở các nỗ lực phát triển bền vững.
Cần có cơ chế rõ ràng trong việc đấu thầu các dự án điện năng lượng tái tạo (NLTT) nối lưới, cũng như đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư lưới điện truyền tải… là những giải pháp quan trọng được đề xuất tại hội thảo Phát triển bền vững nguồn NLTT nối lưới và điện mặt trời áp mái do Bộ Công Thương tổ chức ngày 9/7/2020 tại TP Hồ Chí Minh.
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, đóng góp vào việc chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam, ngày 24/7/2020, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3).
Các hoạt động của Chương trình Tây Bắc đã góp phần giúp địa phương dần thay đổi nhận thức, coi việc lựa chọn ứng dụng khoa học và công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; được các địa phương đánh giá cao.
Nhằm xây dựng một thành phố phát triển bền vững về mọi mặt, các quốc gia cần tạo dựng những tiêu chuẩn quốc tế chung nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chuẩn xác trong tất cả các lĩnh vực.
Để tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển năng lượng tái tạo và điện mặt trời áp mái nhà, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, ban hành các văn bản nhằm phát triển năng lượng tái tạo bền vững và hiệu quả.
KHCN đã phát huy vai trò và góp phần quan trọng vào ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp phân bón, hóa chất. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên quyết liệt cũng như tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới công nghệ đảm bảo sự phát triển bền vững là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh nhu cầu về điện năng đang tăng cao, việc khuyến khích các doanh nghiệp và người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được xem là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.