Thứ năm, 16/01/2025 | 02:00
Không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN), kinh tế số còn mở ra những cơ hội cho DN trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Đó là những thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 15/4.
Dự án đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất giống dừa chất lượng cao phục vụ sản xuất cho các tỉnh trồng dừa, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa.
Không chỉ hứa hẹn đem lại lợi nhuận tối thiểu 3.000 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp, phụ gia đa năng thế hệ mới còn giúp giảm khí thải độc hại HC, CO và độ khói đến 20%, giải quyết trọn vẹn bài toán kinh tế - môi trường.
Mới đây, Sở Công Thương tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị tập huấn, kết nối hỗ trợ thương mại điện tử (TMĐT) và hỗ trợ kết nối phân phối sản phẩm qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn TMĐT. Hội nghị tập huấn về ứng dụng TMĐT thu hút hơn 140 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tham dự.
Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và xây dựng hệ thống báo cáo điện tử Bộ Công Thương với hệ thống báo cáo điện tử của Chính phủ
Nhằm hướng đến việc xây dựng một chính quyền điện tử, đô thị thông minh và định hướng phát triển kinh tế số trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0, tỉnh Quảng Nam đang từng bước xây dựng công tác chuyển đổi số trên phạm vị toàn tỉnh.
Theo Bộ Công Thương, quy mô nguồn năng lượng tái tạo tính toán đề xuất trong dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện đã phù hợp với mục tiêu năng lượng tái tạo đặt ra trong Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trước những diễn biến cực đoan của biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, bệnh dịch... các chuyên gia nhận định đây là thời điểm thích hợp để Chính phủ thực thi chương trình hành động nhằm đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển bền vững.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả qua, nhưng chuyên gia đánh giá kinh tế Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa tạo được các “đột phá lớn”, nhất là kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao chưa phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi Hà Nội cần tiếp tục khơi thông chính sách, tận dụng tốt nguồn lực kinh tế tri thức nhằm xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn xác định khoa học công nghệ là giải pháp chiến lược trong việc tối ưu hóa công suất - năng suất - hiệu suất; đảm bảo sản xuất an toàn - ổn định và phát triển bền vững.
TKV đang khuyến khích các đơn vị trong ngành đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng, sản xuất than phát triển hài hòa với môi trường. Hướng kinh tế tuần hoàn này giúp Tập đoàn giảm chi phí sản xuất, có thể tái sử dụng nước thải, đất đá thải… thành nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các nhà máy.
“Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) chiều 10/3.
Năm 2020, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp đã triển khai các nhiệm vụ KH&CN với nhiều hình thức, bao gồm thực hiện đề tài NCKH các cấp Nhà nước, cấp bộ, sở, Trường; tổ chức các hội thảo KH chuyên đề...
Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
Đổi mới sáng tạo là nhân tố quan trọng để tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Á trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng…
Khi hàng tỷ người trên toàn cầu phải làm việc hoặc học tập từ xa do đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp và người tiêu dùng phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng và các dịch vụ kỹ thuật số.
Bài viết xác định và đề xuất rõ phương hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu tinh gọn hệ thống thông qua việc vận dụng công nghệ thông tin vào việc cải tiến, thay đổi phương pháp quản lý, vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Ngày 28/1, tại trụ sở cơ quan Ban Kinh tế Trung ương đã diễn ra Hội nghị Bàn tròn cấp cao trực tuyến về sản xuất thông minh với chủ đề "Đón đầu làn sóng đầu tư và phát triển nhà máy thông minh trong bối cảnh bình thường mới" do Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo và bảo trợ chuyên môn, Tập đoàn IEC và Tập đoàn Hewlett-Packard Enterprise (HPE) chủ trì tổ chức thực hiện.
“Việt Nam là quốc gia đang có những bước phát triển nhảy vọt, vì vậy chúng tôi phải đặt mục tiêu dài hơn và cao hơn, đồng thời cố gắng xem xét những việc cần làm ngay bây giờ để Việt Nam có thể trở thành một nền kinh tế đổi mới sáng tạo trong tương lai”, ông Seung Hyun Kim, Trưởng nhóm hợp tác toàn cầu, Trung tâm Phát triển quốc tế, Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) nhấn mạnh.