Thứ hai, 23/12/2024 | 00:59
Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất là một trong những doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình sản xuất, đội ngũ kỹ sư, công nhân của doanh nghiệp đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) và ứng dụng thành công, làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng.
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Công Thương để đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triển cơ khí phù hợp giai đoạn mới; xây dựng các sản phẩm cơ khí chủ lực; đề xuất các cơ chế, chính sách để ngành cơ khí có thể tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia.
Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cần đẩy mạnh phát triển liên kết vùng, nhất là liên kết các ngành, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, trường đại học trong nội vùng và với các vùng khác trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ KHCN, đặc biệt là ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo chuỗi, vượt qua ranh giới địa phương.
Việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại.
Tại Hà Nội, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 năm 2023 diễn ra Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo - MTA HANOI 2023.
Bài viết đánh giá khái quát về hiện trạng trình độ và năng lực công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Long An. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh trong thời gian tới.
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản về khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong quý IV/2023 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường.
Một trong những kết quả nổi bật của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua là nhiều nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng vào thực tiễn.
Để thị trường khoa học công nghệ Việt Nam phát triển đồng bộ, lành mạnh và hiệu quả cần rà soát tổng thể lại các chính sách về thị trường, tháo gỡ các khó khăn, rào cản, điểm nghẽn...
Ngày 06/10/2023, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2023 đã được Viện Công nghệ Sinh học phối hợp với Hội Công nghệ Sinh học, Hội Các ngành sinh học Việt Nam tổ chức. Hội nghị đã thu hút gần 500 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh từ các trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong cả nước.
Đổi mới sáng tạo là một trong những “mắt xích" quan trọng cho sự phát triển. Chính vì thế, các tập đoàn công nghệ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động này.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao độ tin cậy, đảm bảo hệ thống phân phối lớn vận hành ổn định, có thể triển khai tự động hóa theo đặc thù địa lý cũng như lưới điện của từng vùng miền.
Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh đã luôn chủ động đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng thu ngân sách nhà nước, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Tự chủ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) ngày càng trở thành một xu hướng mới trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay cũng như trong tương lai. Việc tự chủ này xuất phát từ bối cảnh thế giới đã thay đổi và cạnh tranh chiến lược gia tăng.
Điều làm nên túi zipper "thần thánh" chính là công nghệ tráng bạc, tráng màng nhôm, tráng metalize.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 5/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
Ngày 29/9/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2510/QĐ-BCT về việc điều chỉnh phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên cao lanh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và thị trường, Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế biến sâu cao lanh vùng Lâm Đồng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn”
Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân 6,5 đến 7%/năm, cùng với phát triển, mở rộng các hoạt động kinh tế, dự báo số lao động tăng từ 3-4%, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm 10-11%/năm.
Công nghệ điện phân ôxyt nóng chảy (MOE - molten oxide electrolysis) trong sản xuất thép đã được phát triển nhằm sử dụng năng lượng tái tạo để chuyển trực tiếp nguyên liệu quặng sắt sang sắt lỏng có độ thuần khiết cao.