Thứ năm, 16/01/2025 | 04:37
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN) là vùng chăn nuôi, trồng trọt tập trung với quy mô lớn, cung ứng nông sản, thực phẩm cho khoảng 24 triệu dân.
Để cung ứng nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường 24 triệu dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN), bên cạnh việc nỗ lực thực hiện cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, bảo đảm an toàn sinh học thì các địa phương trong vùng cần xây dựng nhiều chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, đồng thời tạo mối liên kết bền vững.
70% hồ sơ dự thi Viet Solutions tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm để phát triển kinh tế số Việt Nam như Giao thông – logistic, Nông nghiệp, Năng lượng, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng.
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có liên quan tới nhiều quy hoạch đang trong giai đoạn xây dựng. Trên thực tế, khả năng đồng bộ các quy hoạch này là một thách thức lớn.
Ban tổ chức Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia (Viet Solutions) cho biết, sau hơn một tháng khởi động, đã có hơn 200 hồ sơ sản phẩm từ 11 quốc gia được gửi tới đăng ký tham dự. Trong số này có 28% hồ sơ sản phẩm đến từ Việt Nam, 72% còn lại từ 10 quốc gia khác: Peru, Campuchia, Myanmar, Tanzania, Mozambique, Timor Leste, Haiti, Burundi, Lào, Cameroon.
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 diễn ra chiều 25/8/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định Việt Nam đang chủ động, tích cực phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, thúc đẩy hoàn thành các sáng kiến, ưu tiên kinh tế để góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Phát biểu tại lễ khai trương Hệ thống thông tin Báo cáo Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Triển khai Chương trình 90 của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Long An đã tham gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để thực hiện chương trình giám sát chuyên đề ATTP.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc tích hợp công nghệ số trong nền kinh tế đã góp phần đáp ứng nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả hơn nữa các nhu cầu của người dân.
Bộ Công Thương đã xây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025 đối với ngành Công Thương bằng nhiều mục tiêu và giải pháp đồng bộ.
Mới đấy, Samsung Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp ( Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương) tổ chức Lễ khởi động Dự án tư vấn cải tiến DN Việt Nam khu vực phía Nam lần 1/2020.
Triển khai kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn từ 2016-2020, Sở Công Thương Phú Yên đã hoạt động tích cực trên nhiều mặt.
Sáng 28/7/2020, Diễn đàn “Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA” đã diễn ra tại Hà Nội. Diễn đàn do Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đồng tổ chức.
Kinh doanh điện toán đám mây sẽ là một lĩnh vực hái ra tiền nếu doanh nghiệp Việt cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Các hoạt động của Chương trình Tây Bắc đã góp phần giúp địa phương dần thay đổi nhận thức, coi việc lựa chọn ứng dụng khoa học và công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; được các địa phương đánh giá cao.
Các doanh nghiệp (DN) cần xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) nhất là chuyển đổi sang cung cấp dịch vụ trên nền tảng số, TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ, đồng hành và tạo mọi điều kiện để DN tham gia vào chương trình chuyển CĐS của thành phố (TP).
Trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công việc chuyển đổi này có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Bài viết phân tích những điểm yếu khiến NSLĐ Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia trong cùng khu vực. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao NSLĐ nhằm mục tiêu dùng NSLĐ để phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã chủ động liên kết, gắn kết, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh mới hiện nay, hoạt động đo lường Việt Nam cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm phát triển lên một tầm cao mới, khẳng định vị trí là công cụ đắc lực hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.