Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 16/05/2024 | 06:11

Thứ năm, 16/05/2024 | 06:11

Chính sách

Cập nhật lúc 16:38 ngày 18/07/2020

Ngành Công Thương miền Trung - Tây Nguyên "Đầu tàu" thúc đẩy kinh tế vùng

Bên cạnh việc phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã chủ động liên kết, gắn kết, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo “điểm nhấn” tăng liên kết vùng
Vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, và 6 tháng đầu năm tương đương so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2019 ngành Công Thương miền Trung – Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá trị sản xuất toàn khu vực tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018; thương mại sôi động, bán lẻ hàng hóa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn mức bình quân cả nước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng thăm quan một số gian hàng trong khuôn khổ hội nghị. (Ảnh: BCT) 
6 tháng đầu năm 2020 dịch covid-19 hoành hành, song vượt lên khó khăn ngành Công Thương các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên vẫn đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp…Kết quả các chỉ số 6 tháng đầu năm vẫn tương đương so với cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt, các địa phương đã xác lập được các lợi thế, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, khai thác tối đa lợi thế. Cụ thể: TP. Đà Nẵng chú trọng phát triển thương mại – dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao gắn với logistics; Quảng Nam, Quảng Ngãi chú trọng phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao; Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị và một số địa phương Tây Nguyên chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; khu vực Tây Nguyên chú trọng phát triển cây công nghiệp gắn với xuất khẩu nông sản; Thừa Thiên Huế phát triển thương mại gắn với dịch vụ du lịch di sản; Bình Định, Phú Yên chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, gỗ hoạt động tập trung thuận lợi.
Song song với việc phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, ngành Công Thương các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đã chủ động liên kết, gắn kết, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp trong vùng như mỗi địa phương tổ chức chương trình xúc tiến thương mại có sự tham gia của đoàn doanh nghiệp Công Thương các địa phương còn lại, kết nối cung – cầu hình thành chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông sản,…
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp
Tại hội nghị ngành Công Thương các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên diễn ra tại Quảng Bình, thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá cao kết quả các địa phương đã đạt được cũng như sự chủ động liên kết, gắn kết để tạo lên sức mạnh kinh tế cho toàn vùng.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho sản phẩm của vùng; tăng cường đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường; thông tin, kết nối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội giao thương với các thị trường tiềm năng để xúc tiến hợp tác, tăng khả năng xuất khẩu. “Mỗi địa phương cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế. Các địa phương có những thế mạnh tương đồng cần liên kết, trao đổi học hỏi để cùng phát triển” – Thứ trưởng Hưng nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Hưng, ngành Công Thương miền Trung – Tây Nguyên phải xác định vị thế là một phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics của khu vực. Từ đó, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương trong khu vực nghiên cứu, thống nhất địa điểm, vị trí phù hợp để xây dựng Trung tâm Logistics vùng; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp logistics phát triển; cũng như phát triển đồng bộ hạ tầng trên cơ sở gắn kết quy hoạch thương mại với quy hoạch logistics.

Theo Báo Công Thương số 84 năm 2020
lên đầu trang