Thứ tư, 25/12/2024 | 12:03
Để đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa nông sản, đặc biệt là hàng thực phẩm, các chuỗi kinh doanh bán lẻ đã và đang có những bước đi chiến lược trong việc đầu tư các trung tâm phân phối thực phẩm, đưa vào sử dụng hệ thống quản lý hàng hóa hoặc thuê kho lạnh bảo quản.
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN) là vùng chăn nuôi, trồng trọt tập trung với quy mô lớn, cung ứng nông sản, thực phẩm cho khoảng 24 triệu dân.
Để cung ứng nguồn thực phẩm an toàn cho thị trường 24 triệu dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (VKTTĐPN), bên cạnh việc nỗ lực thực hiện cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, bảo đảm an toàn sinh học thì các địa phương trong vùng cần xây dựng nhiều chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, đồng thời tạo mối liên kết bền vững.
Covid-19 và chiến tranh thương mại đã tác động khá nặng nề đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, trong đó có Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực lại sẽ nền tảng quan trọng để Việt Nam và EU chung tay nhau xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn.
Nhiều doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thực phẩm đã kiếm được lợi nhuận lớn trong thời gian qua với nhu cầu tăng cao do ảnh hưởng dịch bệnh khi mọi người không ra ngoài để hạn chế tiếp xúc. Các DN trong ngành cũng đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường để đáp ứng, ứng phó kịp thời trong bối cảnh bình thường mới.
Tháng 8 năm 2020, Tetra Pak, công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, công bố Báo cáo bền vững 2020, đánh dấu 22 năm thực hiện báo cáo thường niên về các hoạt động bền vững trên toàn cầu của Công ty.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An vừa ra Quyết định xử phạt 1 cơ sở kinh doanh 6.200 bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền thu phạt gần 30 triệu đồng.
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã có thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp sản xuất thực phầm xuất khẩu sang Hàn Quốc được yêu cầm nộp hồ sơ kiểm tra tại nguồn.
Công nghệ bao gói biến đổi khí quyển (MAP) là một loại vật liệu mới để giúp cải thiện và góp phần nâng cao hiệu quả cho khâu bảo quản nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhằm đảm bảo VSATTP để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 3605/KH-SCT, về triển khai thực hiện đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025”.
Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế được tình trạng sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn, thực phẩm không đạt chất lượng.
Nhằm góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mùa Trung thu 2020, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có công văn yêu cầu các Cục QLTT tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Trung thu.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 3 vừa bắt giữ gần 1.000 sản phẩm, thực phẩm nhập lậu.
Song song với xây dựng chuỗi thực phẩm sạch, việc tăng cường “chống” thực phẩm bẩn thời gian qua đã dần làm thay đổi nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng theo hướng tích cực.
Tính đến ngày 13/8/2020, TP. Hà Nội đã có 1.992 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn thủ đô đã chủ động công bố chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
TP. Hồ Chí Minh là địa phương có hệ thống chợ truyền thống lâu đời và quy mô nhất cả nước nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là điều lo ngại thường trực của người tiêu dùng.
Nhằm phổ biến lợi ích do Hiệp định EVFTA mang lại cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường và thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã đi thăm và làm việc tại 9/12 kho hàng nhập khẩu thực phẩm châu Á lớn nhất Thụy Điển tại thành phố Stcokholm, Goteborg, Malmo và Helsingborg.
Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các phòng chuyên môn liên quan, phối hợp Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời sát sao của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, đồng bộ của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.