Thứ bảy, 28/12/2024 | 03:43
Nhằm cụ thể hóa các chiến lược của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về việc chủ động tham gia vào công nghiệp 4.0, tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại, thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đồng hành cùng doanh nghiệp vào cuộc nhanh chóng.
CIVAMS (CMC Intelligent Video Analytics and Management System) là giải pháp nhận diện khuôn mặt do Tập đoàn CMC nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ xử lý ảnh thông minh. Giải pháp gồm 3 thành phần chính, bao gồm: nhận diện khuôn mặt, chấm công nhân viên, kiểm soát vào ra.
Kế hoạch “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025” được UBND TP. Hà Nội ban hành mới đây nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ để phát triển kinh tế Thủ đô.
"Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030", bà Kiều Nguyễn Việt Hà - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương)- cho biết khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
Làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoạt động nghiên cứu phải gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ, gắn với sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng khẳng định, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư cho phát triển.
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Nhất tại Quyết định số 1295/QĐ-CTN ngày 21 tháng 7 năm 2021.
Sáng ngày 17 tháng 11, đoàn công tác Bộ Công Thương đã tiến hành thẩm định sản phẩm nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu tạo dòng tế bào tái tổ hợp để sản xuất peptid từ da ếch có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh và hỗ trợ điều trị ung thư” do TS. Lã Thị Huyền – Viện Công nghệ sinh học làm chủ nhiệm.
Ngày 23/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Phiên họp trực tuyến Ban Soạn thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) giai đoạn 2021-2030.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển thuộc mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội phát triển theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 25/11/2021, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện khai trương Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị. Sự kiện do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NASATI - Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức, cùng sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khởi nghiệp, Hội doanh nhân quốc tế Việt - Âu.
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 có tổng cộng 29 công trình/cụm công trình được đề nghị xét tặng. Trong đó, Bộ Công Thương vinh dự có 8 công trình/cụm công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng.
Với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26: “Việt Nam sẽ đưa phát thải khí nhà kính về “0” ròng vào năm 2050”, việc tăng tỷ lệ điện gió và mặt trời trong hệ thống nguồn điện cần được hết sức ưu tiên.
Nhằm kết nối nhà khoa học, công nghệ với doanh nghiệp ngày 23/11/2021 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) phối hợp với VCCI và Chương trình Aus4Innovation (Úc) tổ chức Hội thảo xúc tiến thương mại công nghệ hóa-dược và thiết bị y tế với sự tham gia của gần 80 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược, thiết bị y tế theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Trường Đại học Sao Đỏ phối hợp cùng Công ty Cổ phần thức ăn Chăn nuôi VTH (Hải Dương) đã ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thành công thức ăn dạng lỏng cho lợn, giúp lợn dễ tiêu hóa hơn và tăng cường sức đề kháng.
Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới phối hợp với Viện Ứng dụng công nghệ đã làm chủ được công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến nước dừa giải khát từ nước dừa già có chất lượng nước dừa đạt 95% chất lượng so với nước dừa tự nhiên.
Từ ngày 25 - 27 /11/2021 tại Hà Nội sẽ diễn ra lễ khai trương Sàn giao dịch thông tin công nghệ, thiết bị và khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị sẽ chính thức hoạt động từ ngày 25/11, với địa chỉ trực tiếp tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội và trực tuyến tại techmartvietnam.vn.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương mới đây, bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – cho rằng, không quan trọng Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa được bao nhiêu, mà quan trọng là các sản phẩm, linh kiện do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đóng vai trò như thế nào đối với sự cấu thành của sản phẩm cuối cùng.
Bến Tre đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến biến mụn dừa, bã dừa, mạt than, vụn chỉ... đều là các phế phụ phẩm nông nghiệp đã bị thải loại trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ dừa thành sản phẩm không chỉ hữu ích mà còn có giá trị gia tăng cao.
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA (trực tiếp là Công ty Cổ phần LILAMA 18) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương giao chủ trì thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống nước làm mát cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”.